facebook

Quy trình kiểm định an toàn hệ thống lạnh, kho lạnh

Hệ thống lạnh hiện nay được ứng dụng trong rất nhiều ngành khác nhau. Trong đó phổ biến  nhất là các ngành: công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm, trong y tế ( sản xuất dược phẩm, vắc xin, v.v ), công nghiệp rượu, bia, sinh học, v.v. Đảm bảo độ an toàn là điều kiện tiên quyết trong vận hành hệ thống lạnh.Vì vậy, kiểm định an toàn hệ thống lạnh, kho lạnh là yêu cầu bắt buộc. Để giúp bảo đảm độ an toàn về tài sản & tính mạng  khi vận hành. Qua bài viết “Quy trình kiểm định an toàn hệ thống lạnh, kho lạnh” sẽ cung cấp những thông tin về quy trình này.

Kiểm định an toàn hệ thống lạnh, kho lạnh

1. Hệ thống lạnh là gì ?

Hệ thống lạnh là sự kết hợp các thành phần có chứa môi chất làm lạnh. Các bộ phận này được kết nối với nhau tạo thành một vòng tuần hoàn lạnh kín. Trong đó, môi chất làm lạnh sẽ được lưu thông để hấp thụ và tải nhiệt. Hệ thống này vận hành theo phương thức truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp ( nguồn nhiệt ). Điều này ngược lại với sự truyền nhiệt trong tự nhiên. Hệ thống lạnh còn được gọi với tên gọi khác là hệ thống truyền nhiệt.

2. Kiểm định an toàn hệ thống lạnh, kho lạnh là gì ?

Là hoạt động kiểm tra, đánh giá an toàn kỹ thuật của hệ thống lạnh, kho lạnh và đối chiếu với các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Căn cứ theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, kiểm định hệ thống lạnh là yêu cầu bắt buộc.

Kiểm định an toàn cho hệ thống lạnh, kho lạnh

3. Tại sao cần phải kiểm định an toàn hệ thống lạnh, kho lạnh ?

Có 2 lý do để hệ thống lạnh, kho lạnh cần phải được kiểm định đó là:

  • Tuân thủ theo quy định của pháp luật trong Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Hệ thống lạnh (kho lạnh, phòng lạnh) rất dễ xảy ra nguy cơ cháy nổ, do trong hệ thống có thiết bị áp lực. Do đó, nếu hệ thống phát sinh bất thường có thể gây ra cháy nổ. Điều này sẽ gây mất an toàn tài sản và tính mạng. Vì vậy, việc kiểm định sẽ giúp ngăn ngừa những rủi ro đáng tiếc. Góp phần gia tăng độ an toàn cho quá trình vận hành hệ thống lạnh.
  • Phát hiện sớm tình trạng hao hụt môi chất nếu có. Từ đó, đưa ra phương án khắc phục để việc vận hành đảm bảo được hiệu quả.
  • Cung cấp các bằng chứng pháp lý để cung cấp cho đơn vị bảo hiểm, khách hàng nếu cần thiết.

3. Kiểm định an toàn hệ thống lạnh cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn nào ?

Hoạt động kiểm định an toàn hệ thống lạnh cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn sau:

  • QCVN 01: 2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
  • QCVN 21: 2015/BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh;
  • TCVN 8366 : 2010 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn thiết kế, kết cấu, chế tạo;
  • TCVN 6155 và 6156 :1996 – Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa và phương pháp thử;
  • Bộ TCVN 6104:2015 (ISO 5149) Hệ thống lạnh và bơm nhiệt – Yêu cầu về an toàn và môi trường;
  • TCVN 6008 : 2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;
  • TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
  • TCVN 9358 : 2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.

Ngoài ra, còn có thể tuân theo các tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện các chỉ tiêu kỹ thuật an toàn trong các tiêu chuẩn này phải bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu đã được quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia đã được viện dẫn trong quy trình này.

4. Cần kiểm định an toàn hệ thống lạnh khi nào ?

Hệ thống lạnh cần phải được kiểm định khi:

  • Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Hệ thống lạnh trước khi vận hành cần phải đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống theo các quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống theo quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi thời hạn của lần kiểm định đã hết.
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Hoạt động kiểm định này được tiến hành khi:

+ Khi sử dụng lại hệ thống từ 12 tháng trở lên không có hoạt động.

+ Hệ thống sau quá trình sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống.

+ Sau khi có sự thay đổi vị trí lắp đặt trong hệ thống

+ Khi nhận được yêu cầu kiểm định từ cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền

5. Quy trình kiểm định an toàn hệ thống lạnh

Quy trình kiểm định an toàn hệ thống lạnh, kho lạnh  được tiến hành như sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của hệ thống lạnh

Căn cứ vào tình hình kiểm định an toàn hệ thống lạnh để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật phù hợp.

1. Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu

Các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật cần kiểm tra đối với trường hợp kiểm định an toàn kỹ thuật lần đầu:

  • Kiểm tra lý lịch của các bình trong hệ thống lạnh theo QCVN 01: 2008 – BLĐTBXH
  • Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng của các bình trong hệ thống lạnh
  • Kiểm tra các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường, biên bản kiểm tra tiếp địa, chống sét, thiết bị bảo vệ ( nếu có )
  • Kiểm tra hồ sơ lắp đặt

2. Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ

Các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật cần kiểm tra đối với trường hợp kiểm định an toàn kỹ thuật định kỳ:

  • Kiểm tra lý lịch hệ thống lạnh, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả các lần kiểm định trước.
  • Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra ( nếu có )

3. Kiểm định an toàn kỹ thuật bất thường

Kiểm tra, xem xét hồ sơ như trường hợp kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra các hồ sơ khác theo các trường hợp quy định sau:

  • Đối với trường hợp đã sửa chữa,cải tạo và nâng cấp: Cần kiểm tra hồ sơ thiết kế, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp. Kiểm tra biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo và nâng cấp.
  • Trong trường hợp thay đổi vị tí lắp đặt: cần xem xét hồ sơ lắp đặt.

Bước  2: Kiểm tra kỹ thuật ngoại quan

– Kiểm tra mặt bằng vị trí đặt thiết bị;

– Kiểm tra hệ thống an toàn điện nối đất;

– Kiểm tra các thông số về kỹ thuật in trên nhãn mác;

– Kiểm tra về tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị;

– Kiểm tra hệ thống chiếu sáng vận hành

Bước  2: Kiểm tra kỹ thuật bên trong hệ thống

Kiểm tra về tình trạng bề mặt kim loại của các bộ phận đóng vai trò chịu lực. Kiểm tra tình trạng của các mối hàng, kiểm tra hệ thống có gặp phải vấn đề han gỉ, cặn bẩn, … Việc kiểm tra này được tiến hành bằng trực quan cùng với sự hỗ trợ từ các thiết bị đo lường chuyên dụng.

Bước  3: Thử nghiệm trên hệ thống

Trên hệ thống tiến hành các bước thử bề, thử kín, …

Bước  4: Kiểm tra khả năng vận hành của hệ thống lạnh

Hệ thống lạnh sẽ được kiểm tra về tình trạng vận hành theo điều kiện làm việc, kiểm tra các van an toàn, thiết bị có tính năng chỉ báo, …

Bước  5:  Xử lý kết quả, dán tem kiểm định

Hệ thống lạnh sau khi kết thúc kiểm tra sẽ được dán tem kiểm định an toàn kỹ thuật nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật.

Lưu ý: Chỉ được tiến hành các bước kiểm tra tiếp theo khi kết quả kiểm tra ở các bước trước đo đạt yêu cầu. Các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ. Và phải ghi chép vào bản hiện trường theo mẫu qui định. Bản ghi chép này sẽ được lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.

6. Thời hạn kiểm định an toàn hệ thống lạnh là bao lâu ?

Thời hạn kiểm định sẽ phụ thuộc vào thời gian sử dụng, chế độ làm việc cũng như tình trạng hiện tại của hệ thống.

– Theo định kỳ thời hạn kiểm định an toàn của hệ thống lạnh sẽ là 3 năm. Còn những hệ thống lạnh đã sử dụng trên 12 năm hoặc có sử dụng dung môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại tác nhân ăn mòn kim loại thì thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật sẽ là 02 năm.

– Những hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có tính chất cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại đã sử dụng trên 12 năm và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật định kỳ sẽ là 01 năm.

– Nếu trong trường hợp có quy định từ nhà sản xuất hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì sẽ thực hiện kiểm định theo quy định của nhà sản xuất và yêu cầu của cơ sở.

Lưu ý: Trong trường hợp thời hạn kiểm định được rút ngắn, thì trong biên bản kiểm định người kiểm định viên phải nêu rõ lý do. Đối với thời hạn kiểm định được quy định rõ ràng trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải thực hiện theo đúng quy định của quy chuẩn đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

hotline techmaster
Hotline: 0936 532 379
zalo techmaster Zalo: 0936 532 379 messenger techmaster Nhắn tin Facebook
support techmaster