Tiêu chuẩn WHO GMP là gì?

Tiêu chuẩn WHO GMP là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng trong ngành dược như sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng,… WHO GMP ra đời nhằm mục đích đảm bảo chất lượng và tính an toàn của các sản phẩm. Bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin liên quan đến tiêu chuẩn WHO GMP, đồng thời những bộ quy tắc quan trọng cần chú ý trong bộ tiêu chuẩn trên. Tiêu chuẩn WHO GMP là một trong những tiêu chuẩn được nhắc đến trong việc đánh giá nhà cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn. Đặc biệt hơn là các thông tin xoay quanh hiệu chuẩn thiết bị đạt bộ tiêu chuẩn WHO GMP.

Tiêu chuẩn WHO GMP và các thông tin liên quan

Tiêu chuẩn GMP là gì? Sơ lược về WHO GMP

GMP – cum từ viết tắt của Good Manufacturing Practice, là thực hành tốt sản xuất. Tiêu chuẩn GMP được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, như: chế biến thực phẩm, sản xuất dược phẩm,… Hệ thống tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành sản phẩm, và theo đó sản phẩm sẽ được chuyển đến tay người dùng trong trạng thái chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, tiêu chuẩn GMP cũng giúp các sản phẩm được phát hành một cách đồng nhất và đúng với quy định pháp luật, tương ứng mục đích sử dụng.

Những yếu tố trong quá trình sản xuất cần phải tuân thủ theo tiêu chuẩn GMP có thể kể đến: thiết kế, lắp đặt nhà xưởng, thiết bị và dụng cụ chế biến, các điều kiện môi trường trong khâu từ chuẩn bị chế biến đến hoàn thành sản phẩm; bao bì, cách bảo quản hàng hóa,… Hệ thống này đề cập đến gần như mọi khía cạnh của quá trình hình thành và kiểm soát chất lượng của sản phẩm.

Riêng đối với ngành Dược phẩm, theo tài liệu của Cục quản lý dược Việt Nam, “Thực hành tốt sản xuất thuốc” sẽ là thuật ngữ được quy định sử dụng – hay còn gọi là Tiêu chuẩn WHO GMP.

tieu-chuan-who-gmp

Tiêu chuẩn WHO GMP

Tiêu chuẩn WHO GMP – Thực hành tốt sản xuất thuốc là bộ tiêu chuẩn liên quan đến cả quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng trong ngành dược.

Có rất nhiều các hướng dẫn GMP của nhiều đơn vị khác nhau trên toàn thế giới, như: GMP Asean, GMP EU, GMP WHO,… Trong đó, WHO GMP là bộ tiêu chuẩn được phát hành nhằm hướng dẫn tốt sản xuất thuốc, được biên soạn bởi Tổ chức Y tế Thế giới và ra mắt lần đầu năm 1968.

Tại Việt Nam, Bộ Y Tế đã thực hiện ban hành Quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT triển khai cũng như áp dụng bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” đối với ngành Dược. Tất cả những doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực sản xuất thuốc và nguyên dược liệu cần đạt tiêu chuẩn WHO GMP. Chính điều này đã thể hiện rõ tầm quan trọng của hệ thống tiêu chuẩn GMP trong sản xuất nói chung và sản xuất thuốc nói riêng.

Sau khi đã hoàn thành xây dựng GMP cho doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh sẽ lập bộ hồ sơ pháp lý để được nhận giấy chứng nhận GMP. Giấy này có tác dụng gia tăng uy tín của công ty với khách hàng và đối tác, cũng như tạo ra hiệu quả cao hơn trong sản xuất và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Hiệu chuẩn thiết bị và hệ thống đo lường trong tiêu chuẩn WHO GMP

Trong bộ tiêu chuẩn WHO GMP, mục 8.2 có quy định doanh nghiệp:

Cần xây dựng những hướng dẫn tự thanh tra nhằm đưa ra các chuẩn mực đánh giá tối thiểu và thống nhất. Hướng dẫn có thể bao gồm các câu hỏi liên quan đến các yêu cầu của GMP ít nhất phải bao trùm các lĩnh vực như: Nhân viên; nhà xưởng, kể cả khu vực cho nhân viên; máy móc thiết bị; Sản xuất và kiểm tra trong quá trình sản xuất;…

Trong đó, Hiệu chuẩn thiết bị và hệ thống đo lường cũng là yếu tố vô cùng quan trọng cần được doanh nghiệp chú ý và thực hiện tự thanh tra định kỳ.

Công ty nào cần thực hiện hiệu chuẩn thiết bị và hệ thống đo lường?

Theo tiêu chuẩn GMP WHO, tiêu chuẩn của ngành sản xuất dược phẩm có xu hướng cao hơn so với những lĩnh vực khác và tất cả quy trình đều được Cơ quan quản lý chặt chẽ. Theo hướng dẫn GMP dược phẩm, tất cả công ty dược cần tiến hành hiệu chuẩn thiết bị thường xuyên như một phần hoạt động của họ. Đây là một trong những tiêu chuẩn đánh giá NCC dịch vụ hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn là gì?

Hiệu chuẩn (Calibrations) là một hoạt động quan trọng giúp giảm thiểu độ lệch của thiết bị. Tất cả thiết bị khi sử dụng lâu ngày đều sẽ có độ lệch, thậm chí là các thiết bị chất lượng cao, điều này dẫn đến khả năng cung cấp chỉ số đo bị thiếu tính chính xác. Các thiết bị khi dùng lâu sẽ bị biến đổi và mất đi tính ổn định như ban đầu. Chính vì vậy, hiệu chuẩn thiết bị và hệ thống đo lường là vô cùng cần thiết.

Quy trình này được thực hiện bằng cách so sánh các phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và những đặc trưng kỹ thuật đo lường khác. Dựa trên các kết quả được cung cấp bởi quá trình hiệu chuẩn, người dùng có thể điều chỉnh lại thiết bị của mình nếu có sai số và phát hiện kịp thời những hỏng hóc (nếu có).

hieu-chuan-thiet-bi-tieu-chuan-who-gmp

Tại sao hiệu chuẩn thiết bị và hệ thống đo lường lại quan trọng trong ngành dược?

Quá trình đo lường được tiến hành nhằm kiểm tra xem một vật thể nào đó có chính xác với giới hạn mong muốn hay không. Kết quả hiển thị dưới dạng giá trị số và đơn vị tiêu chuẩn. Trong đó, những đơn vị đại lượng được xác định dựa trên hệ thống đo lường như: Kilogram, meter, inch, ounce,…Đơn vị tiêu chuẩn này có thể khác nhau tùy theo hệ thống của từng quốc gia, vật thể. Những thiết bị sử dụng cho quá trình hiệu chuẩn thiết bị và hệ thống đo lường bao gồm từ những thứ đơn giản nhất là đồng hồ đo và nhiệt kế đến những hệ thống phức tạp nhất là tia laser, cân điện tử,…

Hiệu chuẩn thiết bị và hệ thống đo lường có thể giúp các công ty dược phẩm đảm bảo tuân chủ Tiêu chuẩn WHO GMP, theo 3 cách chính:

  • Truy xuất nguồn gốc: Kết quả đo từ một thiết bị phải đồng nhất với các phép đo lấy từ thiết bị khác, bất kể sự khác biệt nào về vị trí, người vận hành, hay thậm chí là bản thân thiết bị đó. Điều này giúp kiểm soát tốt hơn sự chính xác trong quá trình sản xuất dược phẩm, thực nghiệm thuốc và xác nhận.

Ví dụ: Nếu một máy hiển thị đơn vị đọc bằng inch thì giá trị của mỗi inch trên máy này phải giống với bất kỳ máy nào khác sử dụng cùng đơn vị đo lường.

  • Độ chính xác: Độ chính xác của kết quả hiển thị trên thiết bị ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định cho bất kỳ giai đoạn sản xuất nào và các phép đo không chính xác sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng về an toàn và chất lượng cần tuân thủ. Trong ngành dược phẩm, sự thiếu chính xác của đo lường sẽ lại càng nghiêm trọng hơn bao giờ hết vì các sản phẩm của nó đều liên quan đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng con người.

  • Độ tin cậy: Là một phần rất quan trọng trong các sản phẩm ngành dược, tính tin cậy của các thiết bị và hệ thống đo lường cần được thiết lập. Có rất ít các thiết bị trên thị trường sở hữu độ chính xác cao hơn mức yêu cầu cho các tác vụ thông thường, bởi chúng đắt đỏ và rất khó để tìm mua. Bằng cách hiệu chuẩn thiết bị và hệ thống đo lường, các thiết bị thông thường có thể tăng được độ tin cậy của mình và phát hiện ra những lỗi để kịp thời sữa chữa. Từ đó, các thiết bị với mức chi phí thấp hơn vẫn có thể đạt được những tiêu chuẩn kiểm tra trong ngành và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị và hệ thống đo lường đạt chứng chỉ quốc tế

Techmaster là một trong số những công ty tiêu biểu trong lĩnh vực hiệu chuẩn thiết bị và hệ thống đo lường đạt tiêu chuẩn WHO GMP. Quý doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ hiệu chuẩn tại Techmaster Việt Nam.

Xem thêm: Dịch vụ hiệu chuẩn chuyên nghiệp

Thanh tra và chấp nhận nhà cung cấp trong tiêu chuẩn WHO GMP

Theo bộ tiêu chuẩn WHO GMP, mục 8.8:

Cán bộ chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận chức năng có liên quan khác trong việc chấp nhận nhà cung cấp để đảm bảo đó là những nhà cung cấp đáng tin cậy, có thể cung cấp các nguyên liệu ban đầu và vật liệu bao gói đạt tiêu chuẩn quy định.

Các yêu cầu của WHO GMP đối với năng lực nhà cung cấp

Đánh giá chất lượng nhà cung cấp không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu. Trình độ chuyên môn cũng được coi là công cụ đánh giá rủi ro. Nhà cung cấp phải mang lại mức độ tin cậy phù hợp về trình độ chuyên môn, chất lượng ổn định của nguyên vật liệu, linh kiện và dịch vụ cung cấp phải tuân thủ các quy định về pháp luật và tiêu chuẩn ngành nghề tương ứng.


Các chỉ thị và nguyên tắc đối với nhà cung cấp trong ngành hàng dược phẩm

Điều 8 của Chỉ thị EU 2001/83/EC

“Đơn đăng ký [giấy phép lưu hành] phải kèm theo […] một văn bản xác nhận rằng nhà sản xuất sản phẩm thuốc đã xác minh sự tuân thủ của nhà sản xuất hoạt chất với nguyên tắc và hướng dẫn thực hành sản xuất tốt bằng cách tiến hành đánh giá .”

Điều 46 của Chỉ thị EU 2001/83/EC

Người có giy phép sn xut và/hoc nhp khu ít nht có nghĩa v [] ch s dng các hot cht đã được sn xut theo tiêu chun GMP cho các hot cht và được phân phi phù hp vi GDP đối vi hot cht và để đảm bo rng tá dược phù hp để s dng trong dược phm bng cách xác định rõ đâu là GMP phù hp .”

Điều 46b của Chỉ thị EU 2001/83/EC

Các hot cht ch được nhp khu nếu chúng được sn xut phù hp vi các tiêu chun thc hành sn xut tt ít nht tương đương vi các tiêu chun do Liên minh Châu Âu đặt ra “. Điều này có thể được thể hiện bằng văn bản xác nhận hoặc quốc gia xuất khẩu được đưa vào danh sách trắng hoặc đã được cấp giấy miễn trừ.

Hướng dẫn EU-GMP Chương 5 (Sản xuất):

5.27 Vic la chn, đánh giá, phê duyt và duy trì các nhà cung cp nguyên liu ban đầu, cùng vi vic mua và chp nhn ca h, phi được ghi li như mt phn ca h thng cht lượng dược phm...”

5.29 Các cuc đánh giá phi được thc hin ti các nhà sn xut và phân phi hot cht để xác nhn rng h tuân th các yêu cu v thc hành sn xut tt và thc hành phân phi tt có liên quan. () Các cuc đánh giá phi có thi gian và phm vi thích hp để đảm bo rng (). Báo cáo [kim toán] phi phn ánh đầy đủ nhng gì đã được thc hin và thy trong cuc đánh giá vi bt k thiếu sót nào được xác định rõ ràng. Bt k hành động khc phc và phòng nga cn thiết nào cũng phi được thc hin. Các cuc đánh giá tiếp theo nên được thc hin định k được xác định bi quy trình qun lý ri ro cht lượng để đảm bo duy trì các tiêu chun và tiếp tc s dng chui cung ng đã được phê duyt .”

5.45 Vic la chn, đánh giá, phê duyt và duy trì các nhà cung cp nguyên liu đóng gói sơ cp và in sn phi được chú ý tương t như đối vi nguyên liu ban đầu .”


Tóm lại, trước khi đánh giá chất lượng của sản phẩm nguyên vật liệu được cung cấp, công ty cần xác định rõ những yêu cầu về pháp lý liên quan đến nhà cung cấp và các nguyên vật liệu hoặc bên thứ 3.

Doanh nghiệp có thể lập kế hoạch và thực hiện các cuộc kiểm toán cần thiết, trong đó bạn cần chứng minh sự tuân thủ với nhà cung cấp đã chọn theo yêu cầu.

Sau khi hoàn thành ký hợp đồng, công ty phải đánh giá tinh tuân thủ của nhà cung cấp. Cần lưu ý rằng nếu nhà cung cấp muốn thực hiện bất kỳ thay đổi nào sẽ ảnh hưởng đến trạng thái GMP hoặc các thông số sản xuất và thử nghiệm sản phẩm của bạn, họ sẽ thông báo cho bạn trước khi thực hiện thay đổi.

Quy trình đánh giá nhà cung cấp

Đánh giá chất lượng nhà cung cấp là một nhiệm vụ được quy định và công ty sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng Nhà cung cấp trước khi lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp. Quy trình đánh giá nhà cung cấp sẽ phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mặt hàng dược cung cấp, ảnh hưởng của mặt hàng này đến thành phẩm. Doanh nghiệp có thể tham khảo quy trình sau:

quy-trinh-danh-gia-nha-cung-cap-tieu-chuan-gmp-who

Trách nhiệm của nhân sự trong việc quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn WHO GMP

Ngoài trách nhiệm từ nhà cung cấp trong đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu được cung cấp, những nhân viên thuộc công ty ngành hàng dược cũng đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là nhân sự liên quan đến kiểm soát chất lượng.

Mục 9.10 theo bộ tiêu chuẩn có quy định trưởng bộ phận chất lượng cần có trách nhiệm sau:

  • Chấp nhận hoặc loại bỏ các nguyên vật liệu bạn đầu, nguyên liệu bao bì, sản phẩm trung gian, bán thành phâm, so thành phẩm với các tiêu chuẩn chất lượng

  • Đánh giá hồ sơ lo sản xuất

  • Đảm bảo tất cả các thử nghiệm cần thiết được thực hiện

  • Phê duyệt hướng dẫn lấy mẫu

  • Phê duyệt các hướng dẫn lấy mẫu, tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp thử và các quy trình kiểm tra chất lượng khác

  • Phê duyệt và theo dõi thực hiện các thử nghiệm theo hợp đồng

  • Kiểm tra việc bảo dưỡng, nhà xuởng và thiết bị

  • Đảm bảo việc thẩm định phù hợp. bao gồm cả thẩm định các quy trình phân tích, và hiệu chuẩn các thiết bị phân tích được thực hiện

  • Đảm bảo việc đào tạo ban đầu và đạo tạo liên tục bộ phận chất lượng được thực hiện vad đáp ứng yêu cầu công việc

  • Xây dựng và duy trì hệ thống chất lượng

  • Giám sát việc đánh giá nội bộ hoặc tự thanh tra

  • Tham gia đánh giá bên ngoài

  • Tham gia các chưởng trình thẩm định

Bộ phận kiểm tra chất lượng là bộ phân đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng được tiêu chuẩn WHO GMP. Để đạt được mục tiểu về bộ tiêu chuẩn WHO GMP, cần sự nỗ lực không riêng của bất kỳ cá mà là từng cá thể của doanh nghiêp.

Máy móc thiết bị trong tiêu chuẩn WHO GMP

Một trong các thiết bị bắt buộc của tiêu chuẩn WHO GMP trong ngành sản xuất dược phẩm, theo mục 13.5:

Phải có cân và những thiết bị đo lường khác có khoảng và độ chính xác phù hợp cho các hoạt động sản xuất và kiểm tra chất lượng. Các thiết bị này phải được hiệu chuẩn theo lịch cụ thể.

Hiệu chuẩn là một phần rất quan trọng trong hệ thống tiêu chuẩn WHO GMP đối với bất kỳ tổ chức nào. Tuy nhiên, các yêu cầu về mặt hiệu chuẩn của tiêu chuẩn WHO GMP lại không có những quy định cụ thể hơn về cụm “hiệu chuẩn theo lịch cụ thể” có ý nghĩa thực sự là gì. Họ chỉ đề ra các yêu cầu chung thay vì quy định rõ ràng về tần suất hiệu chuẩn là 6 tháng, 1 năm, hay lâu hơn.

Vì vậy, một tiêu chuẩn khác doanh nghiệp có thể xem xét để đạt được hàng loạt yêu cầu chi tiết hơn là tiêu chuẩn ISO 9001.

Vừa rồi là sơ lược các thông tin về tiêu chuẩn WHO GMP. Để hiểu chi tiết hơn về bộ tiêu chuẩn WHO GMP, vui lòng liên hệ Techmaster Việt Nam hỗ trợ. Mong những thông tin Techmaster Việt Nam mang đến có thể giúp doanh nghiệp bạn chinh phục được bộ tiêu chuẩn GMP.