facebook

Hiệu chuẩn máy đo độ rọi

Thumbnail Hiệu chuẩn độ rọi

Hiệu chuẩn máy đo độ rọi – Light Meter Calibration tại Techmaster

Độ rọi hay còn gọi là độ chiếu sáng là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất, … Độ rọi sẽ quyết định không gian làm việc, sinh hoạt có đảm bảo chất lượng hay không. Đặc biệt, yếu tố này rất quan trọng trong môi trường bệnh viện, trường học, … Để kiểm tra độ rọi thì máy đo độ rọi là một công cụ đắc lực. Thiết bị này sẽ cung cấp các thông số đo, qua đó người dùng sẽ đánh giá chính xác về độ rọi. Từ đó có thể đưa ra các đánh giá về chất lượng môi trường sinh hoạt, sản xuất, v.v. để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Do đó, việc đảm bảo thiết bị này hoạt động ổn định và chính xác là vô cùng quan trọng. Vì thế máy đo độ rọi cần được hiệu chuẩn định kỳ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ rọi tại Techmaster.

1. Định nghĩa về độ rọi

1.1 Độ rọi là gì ?

Độ rọi được định nghĩa là độ sáng của một vật được một chùm tia chiếu sáng vào, hay chỉ số biểu hiện của quang thông trên 1 đơn vị diện tích bề mặt mà mắt người cảm nhận được độ sáng mạnh hay yếu. Đây là định nghĩa theo QCVN 22:2016/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng – mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc.

Theo TCVN 7144-1

– Độ chiếu sáng trong gia đình dao động từ 200-500Lux tùy khu vực

– Độ chiếu sáng đối với gia công chi tiết là từ 300-750Lux

– Độ chiếu sáng trong công đoạn kiểm tra chất lượng cần 1000Lux

– Độ chiếu sáng khi chế tạo đá quý cần tối thiểu 1500Lux.

1.2 Lux là gì ?

Lux (lx) là đơn vị đo của độ rọi được xác định theo hệ mét cho độ chiếu sáng trên bề mặt, ký hiệu là E

Độ rọi chiếu sáng trung bình là các mức Lux trung bình đo được tại các điểm khác nhau của một khu vực sác định. Một lux tính bằng một Lumen trên mỗi mét vuông.

1.3 Công thức độ rọi

Công thức độ rọi được tính như sau:

E = I / d ²

Trong đó: 

  • I: cường độ sáng
  • d: khoảng cách từ nguồn sáng đến bề mặt chiếu sáng

2. Máy đo độ rọi là gì ?

Máy đo độ rọi là thiết bị được thiết kế để đáp ứng yêu cầu đo lường độ rọi. Thiết bị này có cảm biến có khả năng thu nhận và phân tích độ rọi. Các thiết bị đo độ rọi thường được thiết kế nhỏ gọn, dạng cầm tay, để có thể đáp ứng linh hoạt nhiều yêu cầu đo kiểm.

3. Ứng dụng máy đo độ rọi

Đây là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất. Máy đo độ rọi là một trong những thiết bị đo được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường. Thiết bị này thường dùng để kiểm tra đánh giá độ rọi trong các văn phòng, nhà máy, trường học, bệnh viện, … Đây là những môi trường cần phải có độ rọi phù hợp để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn các yếu tố năng suất, v.v. Ngoài ra, máy đo độ rọi còn dùng trong nông nghiệp cho các yêu cầu đo kiểm liên quan đến trồng trọt, cây trồng.

Bên cạnh đó, thiết bị này còn được ứng dụng trong nhiếp ảnh, điện ảnh, thiết kế cảnh quan kiến trúc, … Nhằm giúp xác định mức độ ánh sáng tối ưu cho một cảnh.

4. Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ rọi

4.1 Vì sao nên hiệu chuẩn máy đo độ rọi ?

Máy đo độ rọi là thiết bị đo lường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất lẫn sinh hoạt. Việc hiệu chuẩn giúp đánh giá chính xác tình trạng hoạt động của thiết bị. Do đó việc hiệu chuẩn thiết bị này vô cùng cần thiết. Công việc này giúp đảm bảo sự ổn định, chính xác cho các hoạt động liên quan. Qua hiệu chuẩn sẽ giúp phát hiện sớm các hỏng hóc của thiết bị (nếu có) để kịp thời khắc phục, sửa chữa.

4.2 Các phương tiện tham gia hiệu chuẩn máy đo độ rọi

– Nguồn sáng chuẩn có nhiệt độ màu từ 2700K đến 3200K

– Cảm biến độ rọi tham chiếu, dải đo đến 20000 Lux hoặc hơn, độ chính xác tốt hơn 3 lần phương tiện đo

– Nguồn điện DC cấp cho nguồn sáng.

– Bàn dịch chuyển theo phương ngang, phương đứng, bộ gá,

– Tấm chắn định hướng tia sáng đến cảm biến

– Hệ thống ray trượt điều chỉnh khoảng cách

– Phần mềm máy tính đi kèm

– Buồng tối được sơn đen, không phản xạ ánh sáng

Phương tiện hiệu chuẩn máy đo độ rọi

4.3 Điều kiện môi trường hiệu chuẩn

– Nhiệt độ: (20 ÷ 25)ºC

– Độ ẩm: (30 ÷ 65)%RH

4.4 Chuẩn bị hiệu chuẩn máy đo độ rọi

– Đảm bảo UUT được sạch sẽ, không có các hư hại gây anh hưởng đến việc sử dụng hay hiệu chuẩn

– Buồng tối được sơn đen, không phản xạ ánh sáng

– Kết nối hệ thống hiệu chuẩn và UUT với nguồn điện phù hợp.

– Điều chỉnh mức điện áp, dòng điện dùng để cấp nguồn cho hệ thống hiệu chuẩn độ rọi về mức thấp nhất trước khi cấp nguồn

– Từ từ điều chỉnh điện áp, dòng điện cho hệ thống đến khi đạt giá trị yêu cầu cho nguồn sáng, ví dụ 90.4VDC và 70.2ADC. 

– Nguồn sáng cần được ổn định ít nhất 15 phút trước khi thực hiện hiệu chuẩn, hoặc theo hướng dẫn nhà sản xuất. 

– Khởi động máy tính, phần mềm đo.

– Gá cảm biến UUT lên bàn kiểm, gần vị trí cảm biến tham chiếu.

– Điều chỉnh cảm biến UUT sao cho cùng mức với cảm biến chuẩn về cao độ, khoảng cách tới nguồn sáng

– Khi điều chỉnh xong thì tắt hết đèn phòng, chỉ để lại nguồn sáng duy nhất từ hệ thống chuẩn.

– Kỹ thuật viên cần làm quen với các kỹ năng hiệu chuẩn, hướng dẫn sử dụng của UUT.

4.5 Tiến hành hiệu chuẩn máy đo độ rọi

– Đặt cảm biến của máy cần kiểm và cảm biến tham chiếu lên giá đỡ, sao cho phương của tia sáng từ nguồn sáng vuông góc với cảm biến.

– Khởi động bộ tạo nguồn sáng, thiết bị đo và thiết bị kiểm để làm nóng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Tắt hết các nguồn phát sáng khác, chỉ duy nhất 1 nguồn sáng trong phòng tối khi thực hiện hiệu chuẩn.

– Đậy nắp, che tối hoàn toàn cảm biến để kiểm tra và điều chỉnh về 0.

– Di chuyển bệ đặt cảm biến đến vị trí xa nhất trên hệ thống ray trượt.

– Sử dụng các chức năng điều chỉnh phương dọc, ngang của bàn điều chỉnh để đưa cảm biến tham chiếu vào vị trí tâm lỗ của các tấm định hướng ánh sáng. Điều chỉnh vị trí cảm biến sao cho giá trị đọc được gần điểm cần kiểm đầu tiên (20Lux).

– Đợi giá trị đọc trên phần mềm được ổn định, ghi nhận giá trị.

– Chuyển vị trí UUT thay thế cho cảm biến tham chiếu, đợi ổn định và ghi nhận giá trị đo.

Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ rọi

– Ghi nhận 5 giá trị đo lặp lại giữa cảm biến tham chiếu và UUT.

– Tiến hành tương tự cho các điểm còn lại như 50, 100, 200, 500, 1000, 2000, 5000 … hoặc theo yêu cầu của KH.

– Kết thúc quá trình hiệu chuẩn, bật đèn phòng, từ từ hạ công suất cấp nguồn cho nguồn sáng đến khi nguồn sáng tắt hẳn.

– Tháo gỡ UUT ra khỏi bệ gá, tắt nguồn tất cả thiết bị và bảo quản.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

hotline techmaster
Hotline: 0936 532 379
zalo techmaster Zalo: 0936 532 379 messenger techmaster Nhắn tin Facebook email techmaster Gửi Mail
support techmaster