facebook

Khái Quát Về Căn Mẫu Chuẩn

Căn mẫu chuẩn là một dụng cụ quan trọng không thể thiếu trong lĩnh vực cơ khí. Bởi nó được dùng để làm chuẩn để căn chỉnh lại các thiết bị và dụng cụ đo lường hoặc các chi tiết gia công.

1. Định nghĩa và chức năng của căn mẫu chuẩn

Căn mẫu chuẩn có dạng hình khối chữ nhật với hai mặt đối diện bằng phẳng và song song, đạt độ chính xác cao về kích thước và có độ bóng bề mặt rất cao. Một bộ chuẩn được bao gồm nhiều thanh căn mẫu chuẩn với các kích thước khác nhau đựng trong hộp.

 

Căn mẫu chuẩn

 

Căn mẫu chuẩn có nhiều ứng dụng, nhưng quan trọng nhất là ứng dụng trong đo lường cơ khí. Bộ căn mẫu chuẩn thường được dùng để đo các khe trên các chi tiết khi  được máy CNC gia công xong. Đặc biệt còn được dùng để  làm tiêu chuẩn kiểm tra lại dung sai của thước cặp, đồng hồ so, panme,… Dùng làm chuẩn để kiểm tra và khắc vạch các dụng cụ đo. Có thể nói căn mẫu chuẩn chính là thước đo cơ bản để đo trở lại các dụng cụ đo lường khác.

Về nguyên liệu cấu tạo thì vô cùng đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau như thép không gỉ, sứ ceramic,… Mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người dùng khi có nhu cầu sử dụng.

Ngoài ra, các căn mẫu trong bộ căn mẫu có thể lắp ghép lại với nhau để tạo ra căn mẫu có kích thước mới, đáp ứng được nhiều nhu cầu đo đạc của người dùng.

2. Cách sử dụng căn mẫu chuẩn

Để sử dụng căn mẫu  hiệu chỉnh thiết bị đo lường một cách hiệu quả, thì trong quá trình thao tác các bạn nên sử dụng găng tay chuyên dụng và khăn sạch không có tơ vải để vệ sinh căn mẫu đặc biệt là bề mặt đo. Khi đo các bạn không nên xoay vặn mạnh, cọ sát căn mẫu với thiết bị đo, hiệu chuẩn vì việc này sẽ gây nên trầy xước cho bề mặt căn mẫu cũng như cho hàm đo của các thiết bị đo. Và các bạn còn có thể tạo ra kích thước bất kỳ lớn hơn độ dài của miếng căn mẫu chuẩn bằng cách lắp ghép các miếng căn mẫu lại với nhau. Một bộ căn mẫu tiêu chuẩn sẽ có từ 7 cho đến 122 miếng căn mẫu.

Khi sử dụng căn mẫu cần phải đeo găng tay và vệ sinh bề mặt căn mẫu sạch sẽ bằng dung dịch cồn 99.9%

Sử dụng căn mẫu chuẩn với Digital Micrometer

Sử dụng căn mẫu chuẩn với Digital Micrometer

Sử dụng căn mẫu chuẩn với Digital Micrometer

 

Sử dụng căn mẫu chuẩn với Digital Micrometer

Sử dụng căn mẫu chuẩn với Digital Caliper

 

Sử dụng căn mẫu chuẩn với Digital Caliper

3. Các cấp độ của căn mẫu

Các căn mẫu được chế tạo theo các mức chính xác ( cấp), các cấp chính xác với mức độ chính xác giảm dần: cấp 00; k; 0; 1; 2. Cấp 00, cấp k được đo bằng phương pháp giao thoa tuyệt đối còn đối với các bậc thấp hơn sẽ được đo bằng  phương pháp so sánh với cấp 00/k bằng thiết bị đo so sánh.

Trong đó, từng cấp độ được ứng dụng như sau:

– Cấp độ K là căn mẫu đo có sai số nhỏ nhất về độ phẳng và độ song song. Căn mẫu cấp độ K thường dùng là tiêu chuẩn để kiểm tra độ chính xác cho các căn mẫu để hiệu chuẩn hoặc dùng cho nghiên cứu. Ngoài ra, căn mẫu cấp độ K còn sử dụng để kiểm tra độ chính xác của các căn mẫu dùng trong xưởng gia công, kiểm tra độ chính xác của các căn mẫu dùng cho mục đích kiểm tra các chi tiết gia công hoặc thiết bị đo và kiểm tra độ chính xác của các dụng cụ đo. Được ứng dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm.

– Cấp 0 cũng được dùng để kiểm tra độ chính xác của các căn mẫu dùng trong xưởng gia công, kiểm tra độ chính xác của các căn mẫu thường dùng cho mục đích  kiểm tra độ chính xác của các chi tiết gia công hoặc kiểm tra thiết bị đo và còn được dùng để kiểm tra độ chính xác của các dụng cụ, thiết bị đo lường. Khi sử dụng căn mẫu cấp độ 0, các bạn còn có thể dùng nó để hiệu chuẩn các dụng cụ thiết bị đo lường. Thường được dùng trong phòng thí nghiệm.

– Cấp 1 thường được dùng để đáp ứng các yêu cầu kiểm tra độ chính xác của các thiết bị, dụng cụ đo lường hoặc các bộ phận, dụng cụ cơ khí. Các căn mẫu chuẩn cấp 1 cỏn đóng vai trò là dụng cụ để hiệu chuẩn cực kỳ chính xác. Thường được ứng dụng dụng trong phòng thí nghiệm hoặc trong công xưởng.

– Cấp 2 cũng có thể được dùng để đo lường trong gia công chế tạo và hiệu chỉnh các dụng cụ, thiết bị cơ khí. Cấp 2 thường được dùng trong các công xưởng. Hỗ trợ đắc lực cho nhu cầu kiểm tra sản phẩm trong công xưởng gia công.

 

Các cấp độ của căn mẫu

4. Bảo quản căn mẫu chuẩn

Công tác bảo quản đóng vai trò không nhỏ trong việc kéo dài thời gian sử dụng của thiết bị. Sau khi sử dụng các khối căn mẫu cần phải được bôi trơn bằng dầu hoặc mỡ (mỡ vaselin không chứa axít) để bảo vệ chống ăn mòn. Đặc biệt, đối với các căn mẫu được cấu tạo bằng thép không được để dính vào nhau lâu hơn 8 tiếng đồng hồ vì nếu không chúng sẽ bị hàn lạnh. Hộp căn mẫu phải được đặt nơi khô ráo, không có nắng nóng và nhiệt độ ít thay đổi.

5. Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, các bạn có thể lựa chọn được thiết bị đáp ứng được nhu cầu đo đạc của mình. Chúc các bạn thực hiện thao tác đo đạc được thành công và hiệu quả nhất.

hotline techmaster
Hotline: 0936 532 379
zalo techmaster Zalo: 0936 532 379 messenger techmaster Nhắn tin Facebook email techmaster Gửi Mail
support techmaster