TIÊU CHUẨN ISO 13485:2017 LÀ GÌ ?

ISO 13485:2017 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn dành cho sản phẩm y tế. ISO 13485 đảm bảo khả năng của doanh nghiệp trong việc cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tuân theo các quy định pháp luật. Tiêu chuẩn ISO 13485:2017 cũng là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá nhà cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn.

KHÁI QUÁT VỀ TIÊU CHUẨN ISO 13485:2017

1. ISO 13485:2017 LÀ GÌ ?

Bộ tiêu chuẩn ISO 13485:2017 được xuất bản bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO- International Organization for Standardization), đây là tiêu chuẩn toàn cầu về hệ thống quản lý an toàn cho các sản phẩm y tế. Bộ tiêu chuẩn này bao gồm các quy tắc và yêu cầu được xác định bởi ISO và được các nhà sản xuất thiết bị y tế áp dụng chúng vào hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị mình.

Mục đích chính của tiêu chuẩn ISO 13485:2017 là giúp các doanh nghiệp và tổ chức sản xuất trang thiết bị y tế có khả năng kiểm soát hiệu quả các mối nguy hại từ khâu sản xuất cho tới khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả mọi sản phẩm trong lĩnh vực y tế, bao gồm: những cơ sở, doanh nghiệp, công ty, nhà phân phối, tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế như: Khẩu trang, găng tay y tế, kim tiêm, mặt nạ y tế, … Khi một doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm y tế đạt được chứng chỉ này thì sẽ được công nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt về an toàn chất lượng trang thiết bị y tế và tạo được niềm tin và sự yên tâm cho người tiêu dùng trong việc sử dụng sản phẩm.

2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 13485:2017

Tiêu chuẩn ISO 13485:2017 được áp dụng cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ và trang thiết bị y tế. Những tổ chức này có liên quan đến mọi giai đoạn trong suốt vòng đời của sản phẩm thiết bị y tế. Các tổ chức này bao gồm đơn vị thiết kế sản phẩm thiết bị y tế, đơn vị gia công sản phẩm, nhà máy sản xuất, đơn vị lắp đặt, và cả các doanh nghiệp thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, …

Được áp dụng cho các tổ chức không phân biệt loại hình doanh nghiệp, địa điểm hay quy mô. Có thể bao gồm: cá nhân, các cơ sở, tổ chức, công ty, nhà máy, nhà phân phối,… thực hiện sản xuất kinh doanh thiết bị y tế, dịch vụ y tế nói chung.
 
Tiêu chuẩn này mang tính chất tự nguyện và không có quy định yêu cầu bắt buộc.
 

3. SO SÁNH ISO 13485:2017 VÀ ISO 9001:2015

ISO 13485:2017 là một tài liệu độc lập, tuy vậy nó cũng dựa trên và liên quan trực tiếp đến ISO 9001:2015 – tiêu chuẩn hàng đầu thế giới về quản lý chất lượng. Mặc dù cả hai tiêu chuẩn đều thuộc loại hướng dẫn quản lý chất lượng (QMS) nhưng ISO 9001:2015 là một tập hợp các yêu cầu chung đòi hỏi sự tập trung nhiều hơn vào việc cải tiến liên tục và sự hài lòng của khách hàng. Mặc dù đây là những mối quan tâm quan trọng đối với tất cả các nhà sản xuất, nhưng chúng lại đặt ra những thách thức riêng cho các nhà sản xuất thiết bị y tế.

Do đó, ISO 13485:2017 hướng tới mục tiêu đáp ứng các số liệu đánh giá chính xác hơn hiệu suất chất lượng.Nó bao gồm các chỉ số liên quan đến việc thực hiện các yêu cầu của khách hàng và duy trì tính hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.
 

ISO 13485:2017 khác với ISO 9001:2015 theo hai cách quan trọng khác:

  • Nó tập trung nhiều hơn vào quản lý rủi ro.
  • Nó đưa ra các yêu cầu bổ sung đối với các thủ tục được lập thành văn bản. So sánh tiêu chuẩn ISO 13485:2017 và ISO 9001:2015

4. LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO 13485:2017

Mặc dù tiêu chuẩn này không bắt buộc nhưng rất nhiều doanh nghiệp mong muốn có được chứng nhận này nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức của mình. Dưới đây là những lợi ích khi doanh nghiệp đạt được chứng nhận an toàn sản phẩm y tế:

Mang lại cơ hội xuất khẩu sản phẩm trang thiết bị y tế

Bởi với tiêu chuẩn này có thể áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Vì thế khi các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm y tế sẽ có cơ hội xuất khẩu trang thiết bị y tế ra nước ngoài.

Cắt giảm được các chi phí như vận hành

Khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 13485:2017 sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm được các chi phí như vận hành, sửa chữa máy móc nhờ đó mà cải thiện được hệ thống giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn;

Cải thiện được hiệu quả kinh doanh

Áp dụng tiêu chuẩn này cũng giúp cải thiện được hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận, giúp doanh nghiệp phát triển hơn;

Chứng minh được thương hiệu doanh nghiệp
Một lợi ích khác khi áp dụng ISO 13485:2017 sẽ giúp chứng minh được thương hiệu doanh nghiệp, tạo niềm tin tuyệt đối với người tiêu dùng sản phẩm;
Tạo sức cạnh tranh trên thị trường,
Tạo sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là đối với các thị trường đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật thì việc sở hữu chứng nhận ISO 13485 sẽ là điều kiện tốt nhất giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm vào thị trường đó;
Thỏa mãn và đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Thỏa mãn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng như sản phẩm chất lượng cao, an toàn, tuân thủ theo tiêu chuẩn.

QUÁ TRÌNH MUA HÀNG

Theo mục 7.4.1 của bộ tiêu chuẩn ISO 13485:2017 xuất bản lần 2 đề cập về “Quá trình mua hàng”:

Tổ chức phải lập thành văn bản các thủ tục (xem 4.2.4) để đảm bảo rằng sản phẩm mua vào phù hợp với thông tin mua hàng đã qui định.

Tổ chức phải thiết lập các tiêu chí đối với việc đánh giá và lựa chọn nhà cung ứng. Các tiêu chí phải:

a) dựa trên khả năng của nhà cung ứng trong việc cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu tổ chức;

b) dựa trên kết quả thực hiện của nhà cung ứng;

c) dựa trên ảnh hưởng của sản phẩm được mua tới chất lượng của trang thiết bị y tế;

d) tương ứng với rủi ro liên quan đến trang thiết bị y tế.

Tổ chức phải hoạch định việc theo dõi và đánh giá lại nhà cung ứng. Kết quả thực hiện của nhà cung ứng trong việc đáp ứng các yêu cầu đối với sản phẩm được mua phải được theo dõi. Kết quả theo dõi phải cung cấp đầu vào cho quá trình đánh giá lại nhà cung ứng.

Việc không thực hiện các yêu cầu mua hàng phải được giải quyết với nhà cung ứng tương ứng với rủi ro liên quan đến sản phẩm được mua và sự tuân thủ các yêu cầu chế định hiện hành.

Phải duy trì hồ sơ về các kết quả của việc đánh giá, lựa chọn, theo dõi và đánh giá lại khả năng và kết quả thực hiện của nhà cung ứng và mọi hành động cần thiết nảy sinh từ những hoạt động này (xem 4.2.4).

Việc đánh giá được tiến hành định kỳ và tần suất của các đợt đánh giá cần được xác định và thể hiện bằng quy trình lập thành văn bản. Nhằm mục tiêu thiết lập một quy trình kiểm soát liên tục đối với nhà cung cấp và dự đoán các tình huống có khả năng trở thành sự không phù hợp hoặc các vấn đề về chất lượng. Các đợt đánh giá sẽ được thực hiện theo định kỳ và thông thường có tần suất là một lần mỗi năm. Dữ liệu và thông tin liên quan đến kết quả thực hiện cùng khả năng của nhà cung cấp sẽ được thu thập, phân tích và so sánh với các tiêu chí đã được xác định trước để phân loại nhà cung cấp.

Dựa trên các chứng cứ khách quan, thông tin và dữ liệu liên quan đến khả năng và kết quả hoạt động của sản phẩm đã mua, cũng như về chất lượng của thiết bị y tế hoặc các rủi ro tương quan, ta có cơ sở để tiến hành đánh giá đối với nhà cung cấp. Thông qua việc thu thập dữ liệu, thông tin (theo dõi) và phân tích (đo lường), việc phân loại nhà cung cấp trở nên khả thi.

Vừa rồi là sơ lược các thông tin về tiêu chuẩn ISO 13485:2017. Để hiểu chi tiết hơn về bộ tiêu chuẩn ISO 13485:2017, vui lòng liên hệ Techmaster Việt Nam hỗ trợ. Hy vọng những thông tin Techmaster Việt Nam mang đến có thể giúp doanh nghiệp của bạn có thêm những kiến thức về bộ tiêu chuẩn ISO 13485:2017