Hiệu chuẩn panme đo ngoài
Sự chính xác và độ tin cậy là hai yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của thiết bị đo lường. Trong đó, panme đo ngoài (outside micrometer) là một trong những thiết bị đo phổ biến để đo lường độ dài. Thiết bị đo này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ chính xác và kiểm tra chất lượng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Đối với những ứng dụng yêu cầu độ chính xác và tin cậy cao, micrometer là một công cụ không thể thiếu để đo lường. Do đó, việc hiệu chuẩn panme đo ngoài | outside micrometer calibration là vô cùng quan trọng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình hiệu chuẩn thiết bị này tại Techmaster.
1. Panme đo ngoài – outside micrometer là gì ?
Panme đo ngoài là một công cụ chuyên dụng được sử dụng để thực hiện việc đo kích thước, chi tiết của các vật thể có hình dạng hình hộp chữ nhật, hình trụ, hoặc ống. Trong ngành công nghiệp cơ khí và sản xuất, panme đóng vai trò quan trọng bởi khả năng đo chính xác kích thước ngoài của các chi tiết. Panme có khả năng đo đến hàng micromet vô cùng chuẩn xác, được nhiều người tin tưởng sử dụng và được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn so với những loại dụng cụ đo lường khác.
Panme đo ngoài có 2 loại đó là loại cơ khí và điện tử, mỗi loại khác nhau bởi các hiện thị các thông số và kết quả đo. Cấu tạo cơ bản của panme sẽ gồm:
- Đầu đo tĩnh
- Đầu đo di động
- Chốt khó, vít hãm
- Thước chính
- Thước phụ
- Tay xoay/núm vặn
- Khung
2. Các ứng dụng cơ bản của panme đo ngoài – outside micrometer
- Ngành cơ khí chế tạo: Panme đo ngoài (outside micrometer) được sử dụng rộng rãi trong ngành cơ khí để đo kích thước chính xác của các chi tiết như trục, trụ, ống, vòng bi và các thành phần khác. Điều này giúp đảm bảo rằng các chi tiết này đáp ứng các yêu cầu kích thước chính xác trong quá trình sản xuất.
- Kiểm tra và kiểm tra chất lượng: Panme đo ngoài (outside micrometer) được sử dụng để kiểm tra chất lượng của các sản phẩm trong quá trình sản xuất. Việc đo đạc chính xác kích thước bề ngoài của các chi tiết giúp xác định xem chúng có đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng hay không.
- Sửa chữa và bảo trì: Khi máy móc hoặc thiết bị cần sửa chữa hoặc bảo trì, panme có thể được sử dụng để đo lại kích thước của các phần bị hỏng hoặc cần thay thế. Điều này đảm bảo rằng các phần mới được thay vào có kích thước chính xác và phù hợp.
- Nghiên cứu và phát triển: Trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, panme cũng được sử dụng để đo các kích thước cơ bản của các mẫu và nguyên mẫu. Điều này giúp xác định tính khả thi và thiết kế chính xác của sản phẩm.
- Ngành công nghiệp hàng không và vũ trụ: Trong các ngành công nghiệp đòi hỏi độ chính xác cực cao như hàng không và vũ trụ, panme được sử dụng để kiểm tra và đảm bảo tính chính xác của các chi tiết, đảm bảo an toàn và hiệu suất của các hệ thống.
Ngoài ra, dụng cụ đo này còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và sản xuất khác.
3.Cách bảo quản Panme
Để bảo quản Panme đúng cách để được độ chính xác trong quá trình đo, người dùng thực hiện như sau:
- Tuyệt đối không sử dụng Panme để đo khi vật thể còn đang chuyển động.
- Không đo các vật thể bẩn, mặt thô.
- Khi khi đo cần phải lau sạch vật thể.
- Không được vặn ống vặn thước phụ để mỏ đo ép vào vật đo.
- Khi mới đọc kích thước, cần hạn chế việc lấy Panme ra khỏi vị trí đo.
- Cần phải bảo quản cẩn thận các mặt đo của Panme, tránh để bụi cát, gỉ hay bụi đá mùi, phôi kim loại làm mài mòn Panme.
4. Quy trình hiệu chuẩn panme đo ngoài
4.1 Vì sao nên hiệu chuẩn panme đo ngoài
4.2. Các phương tiện tham gia hiệu chuẩn panme đo ngoài
Các phương tiện tham gia:
+ Bộ căn mẫu chuẩn MITUTOYO 516-995-10
+ Bộ 4 kính phẳng song song MITUTOYO 157-903
Phương tiện đo cần kiểm (UUT):
– Panme đo ngoài Mitutoyo 293-145
4.3 Điều kiện môi trường hiệu chuẩn
Khi tiến hành hiệu chuẩn panme đo ngoài, cần đảm bảo tuân thủ chính xác các điều kiện sau:
– Nhiệt độ: (20 ± 2) ºC
– Độ ẩm: (50 ± 15) %RH
4.4 Chuẩn bị Hiệu Chuẩn Panme đo ngoài
Chuẩn bị hiệu chuẩn:
– Vệ sinh sạch sẽ các căn mẫu chuẩn. Luôn đeo găng tay khi thao tác với các căn mẫu chuẩn.
– Vệ sinh các đầu đo của UUT.
– Đặt UUT và căn mẫu chuẩn trong phòng đo ít nhất 1 giờ trước khi hiệu chuẩn.
4.5 Kiểm tra bên ngoài
– Kiểm tra ngoại quan tình trạng hoạt động của thiết bị
4.6 Kiểm tra đo lường
4.6.1 Xác định độ không phẳng của mặt đo
– Đặt sát tấm kính phẳng vào từng mặt đo của thước vặn, sao cho số vân giao thoa xuất hiện ít nhất và đếm số vân giao thoa.
– Trường hợp các vân giao thoa là những vòng tròn khép kín thì tính độ không phẳng theo công thức sau:
– P: độ không phẳng của mỏ đo;
– m: số vân giao thoa đếm được;
– λ: bước sóng ánh sáng, đối với ánh sáng trắng là 0,6 μm– Trường hợp các vân giao thoa là những đường vòng cung thì tính độ không phẳng theo công thức sau:
_ a: khoảng cách giữa 2 vân giao thoa liên tiếp;
_ b: độ cong của vân giao thoa.
– Trường hợp các vân giao thoa phân bố không đều về hai phía của điểm hoặc đường tiếp xúc, thì lấy phía nào có số vân giao thoa nhiều hơn và tính độ không phẳng theo công thức (1) hoặc (2).
Chú ý: khi đếm các vân giao thoa phải trừ đi 0,5 mm kể từ mép của mặt cần kiểm tra.
4.6.2 Xác định độ không song song giữa hai mặt đo
– Dùng bộ 4 tấm kính phẳng song song có kích thước danh định chênh nhau ¼ vòng quay của vitme.
– Lần lượt đặt các tấm kính tiếp xúc vào 2 mặt đo, sao cho dưới tác dụng lực đo của thước vặn, tổng số vân giao thoa xuất hiện trên 2 mặt đo ít nhất.
– Tính độ không song song giữa 2 mặt đo theo công thức sau:
4.7 Kiểm tra độ chính xác trên thang đo
– Chọn kích thước căn mẫu chuẩn gần giá trị 25%, 50%, 75% và 100% phạm vi đo của UUT.
– Chỉnh thước vặn về vị trí “0”.
– Kẹp 2 đầu đo ngoài của UUT vào căn mẫu chuẩn để đo kích thước, ghi nhận các giá trị.
– Đầu đo ngoài phải song song với mặt đo của căn mẫu chuẩn.
– Mỗi điểm kiểm tra phải đo lặp lại 5 lần.
– Thực hiện tương tự cho các điểm cần kiểm của UUT.