facebook

Triển khai thực hiện Đề án 996 tại TP.HCM

Quyết định số 996/QĐ-TTg Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 996) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 10/8/2018. Hiện đề án này, đang được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao. 

1. Một số nội dung của Đề án 996

Những nội dung sau đây được trích dẫn theo quyết định số 996/QĐ-TTg Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 10/8/2018.

1.1 Mục tiêu chung 

a) Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế và nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho hoạt động doanh nghiệp, phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam, phù hợp với quy hoạch phát triển bộ ngành và địa phương.

b) Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình bảo đảm đo lường tại doanh nghiệp; tăng cường hoạt động đo lường gắn chặt với hoạt động doanh nghiệp.

c) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực trong xã hội để đóng góp phát triển hoạt động đo lường.

d) Xây dựng và áp dụng hiệu quả bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

đ) Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến sâu rộng về vai trò, tầm quan trọng hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.

Triển khai thực hiện Đề án 996

1.2 Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025:

– Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng công nhận đủ 41 chuẩn đo lường quốc gia theo quy hoạch đã được phê duyệt; công nhận ít nhất 200 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường (CIPM-MRA);

– Thống nhất chung định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường từ cấp quốc gia đến cấp bộ ngành, địa phương;

– Phát triển được ít nhất 100 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho doanh nghiệp;

– Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 10.000 cán bộ tham gia hoạt động đo lường;

– Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đocho ít nhất 50.000 doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân;

– Triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 1000 phòng thí nghiệm  được công nhận trong cả nước cho các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định hiệu chuẩn thử nghiệm phương tiện đo chuẩn đo lường.

b) Đến năm 2030:

– Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia  đáp ứng công nhận ít nhất 300 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau toàn cầu về đo lường (CIPM-MRA);

– Phát triển được ít nhất 250 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác cho doanh nghiệp;

– Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 20.000 cán bộ tham gia hoạt động đo lường;

– Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo cho ít nhất 100.000 doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp có vốn nhà nước và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân;

– Triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 2000 phòng thí nghiệm được công nhận trong cả nước cho các lĩnh vực đo lường để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

1.3 Nhiệm vụ, giải pháp chủ  yếu của Đề án 996

1.3.1  Đổi mới, sửa đổi chính sách tạo thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp:

– Xây dựng, ban hành Danh mục ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trọng tâm cần tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế đến năm 2025; rà soát, bổ sung Danh mục đến năm 2030;

– Xây dựng, ban hành bổ sung chính sách tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động đo lường; thúc đẩy xã hội hóa hoạt động đo lường; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ đo lường;

– Rà soát, bổ sung phương tiện đo, chuẩn đo lường, chất chuẩn vào Danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;

– Xây dựng, ban hành bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường; thực hiện chuẩn hóa năng lực, hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

1.3.2 Tăng cường phát triển hạ tầng đo lường quốc gia:

– Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường cấp quốc gia và các ngành lĩnh vực theo hướng đồng bộ, hiện đại và đáp ứng hội nhập quốc tế;

– Phát triển mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường đáp ứng các yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường đẻ phục vụ nhu cầu về đo lường của doanh nghiệp;

– Tập trung phát triển hạ tầng đo lường cấp quốc gia; duy trì hệ thống chuẩn đo lường quốc gia, đảm bảo độ chính xác và tính liên kết chuẩn đo lường quốc gia của Việt Nam tới chuẩn đo lường quốc gia, chuẩn đo lường quốc tế có độ chính xác cao hơn của các Viện đo lường quốc gia trong khu vực và trên thế giới;

– Tăng cường công tác nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ đo lường;

– Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ở trong và ngoài nước cho các cán bộ tham gia hoạt động đo lường của các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp;

– Tăng cường nghiên cứu phát triển, thương mại hóa chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo phù hợp tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu đảm bảo đo lường chính xác trong nước và hướng tới xuất khẩu.

1.3.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường:

– Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp về công tác quản lý hoạt động đo lường;

– Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực.

1.3.4 Triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa:

– Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng Chương trình đảm bảo đo lường thông qua hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và hoạt động xây dựng phương pháp đo;

– Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo;

– Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến trong quá trình sản xuất theo quy định pháp luật hiện hành.

1.3.5  Tăng cường hợp tác quốc tế:

– Tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và khu vực về đo lường hiện Việt Nam là thành viên;

– Đẩy mạnh trao đổi, hợp tác nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ với các cơ quan, tổ chức đo lường các quốc gia/nền kinh tế trong khu vực và thế giới;

– Mở rộng tham gia đàm phán, ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương nhằm thừa nhận lẫn nhau kết quả đo, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, sản phẩm hàng hóa tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.

1.3.6  Tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động đo lường

– Tổ chức diễn đàn đo lường doanh nghiệp Việt Nam thường niên, hội nghị khoa học kỹ thuật đo lường toàn quốc định kỳ 5 năm và các hội nghị, hội thảo liên quan; tổ chức thi đua, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện tốt hoạt động đo lường;

– Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và xã hội về hoạt động đo lường nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường.

2. Triển khai thực hiện Đề án 996 tại TP.HCM

Tại TP.HCM để triển khai thực hiện Đề án 996 thì vào năm 2022 Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 520/QĐ-UBND về Kế hoạch “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường tại địa bàn TP.HCM thì hiện có khoảng 109 tổ chức tham gia. Trong số này, có 53 tổ chức được chỉ định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để thực hiện các nhiệm vụ kiểm định, hiệu chuẩn, và thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường.

Để triển khai thực hiện Đề án 996 một cách hiệu quả thì Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM là đơn vị triển khai thực hiện cũng đã tổ chức một số cuộc hội thảo để tạo cầu nối để tuyên truyền phổ biến về những nội dung của Đề án 996. Bên cạnh đó các cuộc hội thảo cũng tạo cầu nối để các bên cùng nhau trao đổi, thảo luận các vấn đề còn vướng mắc trong việc thực hiện triển khai đề án tại chính đơn vị mình.

Việc xây dựng, triển khai chương trình đảm bảo đo lường tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sẽ mang lại hiệu quả như: Giảm tổn thất kinh tế do loại trừ, khắc phục các lỗi trong kiểm định, hiệu chuẩn, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện, thiết bị đo, thử nghiệm và việc thực hiện các phương pháp đo, thử nghiệm; giảm chi phí nghiên cứu, vận hành do đổi mới, áp dụng phương pháp đo mới, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện, thiết bị đo, thử nghiệm mới có chất lượng và công nghệ cao hơn; nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng cung cấp dịch vụ; tăng cường kiểm soát môi trường; bảo đảm an toàn, sức khỏe.”  theo chia sẻ của bà Võ Đình Liên Ngọc  – Phó Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (SMQ –  trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) tại Hội thảo “Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường” tổ chức ngày 24/08/2023, TP.HCM.

(dẫn nguồn bài báo ” Tp.HCM Tổ Chức Hội Thảo Triển Khai Chương Trình Đảm Bảo Đo Lường Trong Hoạt Động Kiểm Định, Hiệu Chuẩn, Thử Nghiệm Phương Tiện Đo, Chuẩn Đo Lường” đăng trên trang Trung Tâm Thông Tin Và Thống Kê KH & CN TP.HCM (CESTI), đăng ngày 25/08/2023)

Trong khuôn khổ hội thảo “Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường” cũng đã phổ biến Quyết định số 520/QĐ-UBND ngày 21/6/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Kế hoạch “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và Kế hoạch số 852/KH-SKHCN ngày 16/3/2023 của Sở Khoa học và Công nghệ về “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế năm 2023″.

Ngoài ra, trong khuôn khổ của hội thảo “Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường trong hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường” các đơn vị có liên quan cũng đã đề xuất các giải pháp xây dựng, phát triển hoạt động đo lường nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế cho các đơn vị trên địa bàn TP.HCM.

Đề án 996 về đo lường được xem như là cú hích thổi luồng khí mới cho toàn bộ ngành đo lường nhằm hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Do đó việc triển khai thực hiện Đề án 996 theo từng bước với từng nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn là vô cùng quan trọng. Để việc triển khai thực hiện Đề án 996 đạt được hiệu quả cần phải có sự đồng hành từ Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), các Bộ, ngành và địa phương, doanh nghiệp. 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

hotline techmaster
Hotline: 0936 532 379
zalo techmaster Zalo: 0936 532 379 messenger techmaster Nhắn tin Facebook email techmaster Gửi Mail
support techmaster