facebook

Thử Nghiệm Phòng Sạch Và Thử Nghiệm Các Thiết Bị Trong Phòng Sạch

Giới thiệu Thử nghiệm phòng sạch

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã trang bị cho cơ sở của mình phòng sạch và các trang thiết bị dùng trong phòng sạch, để đáp ứng các tiêu chuẩn thế giới như ISO,GMP hay tại Việt Nam như TCVN, Dược điển Việt Nam. Các phòng sạch trước và trong quá trình sử dụng cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chúng luôn hoạt động với hiệu quả cao.

Do đó, việc kiểm tra các chỉ tiêu trong phòng sạch đóng một vai trò đặt biệt quan trọng. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn một số khái niệm liên quan đến phòng sạch, các trang thiết bị trong phòng sạch, thử nghiệm phòng sạch và thử nghiệm các trang thiết bị trong phòng sạch.

I. Lợi ích của việc thử nghiệm phòng sạch

1. Khái niệm về phòng sạch (Cleanroom)

Là một căn phòng mà trong đó rất sạch sẽ và rất kín để bụi bẩn không thể xâm nhập vào được. Theo định nghĩa về phòng sạch theo tiêu chuẩn ISO 14644 – 1 thì phòng sạch “là một phòng mà bên trong đó các hạt lơ lửng bên trong không khí được kiểm soát, phòng sạch được xây dựng và sử dụng trong một kết cấu sao cho sự có mặt, sự phát sinh và duy trì các hạt trong phòng được giảm đến tối thiểu và các yếu tố khác trong phòng như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất đều có thể được kiểm soát và điều chỉnh khi cần thiết”.

(Trích nguyên văn: “A room in which the concentration of airborne is controlled, and which is constructed and used in a manner to minimise the introduction, generation and retention of particles inside the room and in which other relevant parameters, e.g. temperature, humidity, and pressure, are controlled as necessary.”)

Phòng sạch thường được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực: dược, điện tử, hóa chất, thực phẩm, đồ uống, v.v.

thử nghiệm phòng sạch

2. Tiêu chuẩn phân loại cấp độ phòng sạch ISO 14644

Có nhiều tiêu chuẩn về phân loại cấp độ phòng sạch, trong đó tiêu chuẩn ISO 14644 là được sử dụng phổ biến nhất.

Tiêu chuẩn phân loại cấp độ phòng sạch ISO 14644

3. Thử nghiệm phòng sạch

Có rất nhiều chỉ tiêu kiểm tra phòng sạch khác nhau được quy định trong các tiêu chuẩn khác nhau. Hiện Techmaster chúng tôi có thể thực hiện các chỉ tiêu như sau:

  • Đếm hạt phân loại cấp độ sạch (Airbone Particle cleanliness classification)
  • Kiểm tra độ rò rỉ màng lọc HEPA/ULPA (HEPA/ULPA filter leak test)
  • Chênh áp không khí (Room pressureization )
  • Đo cường độ ánh sáng (Lighting intensity test)
  • Đo độ ồn (Noise level test)
  • Thử độ đồng đều nhiệt độ (Temperature uniformity test)
  • Thử độ đồng đều độ ẩm (Humidity uniformity test)

II. Lợi ích của việc kiểm tra thử nghiệm các thiết bị trong phòng sạch

Trong một phòng sạch thường được trang bị các thiết bị như tủ hút, tủ an toàn sinh học, v.v. Cũng như phòng sạch, việc kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu định kỳ các thiết bị này rất quan trọng, giúp đảm bảo cho quá trình vận hành trong phòng sạch được ổn định, tránh những sai sót hoặc sự cố đáng tiếc.

1.Lợi ích của việc kiểm tra tủ hút

1.1 Khái niệm

Khi thao tác trong phòng thí nghiệm, việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại thường xuyên sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nên ngoài trang thiết bị bảo hộ thông thường như găng tay, khẩu trang,.. thì cũng cần có thêm tủ hút để thao tác và thực hành thí nghiệm.

Tủ hút có công dụng chính là giữ các chất thải  ( khí, hơi , khói…) để ngăn không cho chúng phân tán lan rộng trong phòng thí nghiệm. Quạt hút ở trên đỉnh của tủ có tác dụng là hút không khí và các chất thải qua các ống hút, sàng lọc rồi đi ra lại bên ngoài. Tủ hút là một thiết bị không thể thiếu với các thí nghiệm liên quan đến hóa chất dễ bay hơi nhằm bảo vệ cho người thực hiện thao tác thí nghiệm.

Tủ hút thường được ứng dụng trong các lĩnh vực như: sản xuất hóa chất, dược, công nghệ sinh học, vi sinh, phòng thí nghiệm,v.v.

tủ hút

1.2 Các loại tủ hút

Trên thị trường có đa dạng các loại tủ hút và thường được phân loại theo ba nhóm chính sau đây:

– Dựa trên khả năng hút khí độc

  + Tủ hút có lưu lượng dòng không đổi (Bypass)

  + Tủ hút có thêm dòng khí bổ trợ (Add Air system)

  + Tủ hút có lưu lượng dòng thay đổi (VAV)

– Dựa trên ứng dụng

  + Tủ hút Class A

  + Tủ hút Class B

  + Tủ hút Class C

– Dựa trên cấu tạo

  + Tủ hút khí độc có đường ống

  + Tủ hút khí độc không có đường ống

1.3 Thử nghiệm tủ hút

Với công dụng quan trọng như vậy, tủ hút cần phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo các thông số luôn được duy trì ở mức ổn định, góp phần mang lại sự an toàn cho người sử dụng. Hiện Techmaster chúng tôi có thể thực hiện các chỉ tiêu như sau:

  • Kiểm tra hướng dòng khí (Airflow smoke pattern test).
  • Đo tốc độ gió vào  (Inflow velocity test).
  • Đo cường độ ánh sáng (Lighting intensity test).
  • Đo độ ồn (Noise level test).
  • Xác định rò rỉ khí SF6 (Determination of Tracer gas SF6).

2. Lợi ích của việc kiểm tra tủ an toàn sinh học

2.1 Khái niệm

Tủ an toàn sinh học ( Biosafety Cabinet) là một tủ thao tác được thiết kế kín, đối lưu bên trong được dùng để thao tác với các vật liệu bị nhiễm (hoặc có khả năng nhiễm mầm bệnh) để đảm bảo an toàn sinh học ở mức độ nhất định cho các nhân viên phòng thí nghiệm.

Tủ an toàn sinh học thường được dùng trong các phòng nghiên cứu, chẩn đoán và y tế.

tủ an toàn sinh học

2.2 Phân loại tủ an toàn sinh học

Tủ an toàn sinh học được phân loại phổ biến theo tiêu chuẩn NSF /ANSI 49 của Mỹ (The National Sanitation Foundation – NSF) về tủ an toàn sinh học phiên bản mới nhất là  “NSF / ANSI 49 – 2008, Biosafety Cabinetry: Design, Construction, Performance, and Field Certification” (NSF / ANSI 49 – 2008, Tủ an toàn sinh học: Thiết kế, Xây dựng, Hiệu suất và Chứng nhận thực địa).

Theo tiêu chuẩn NSF /ANSI 49: Biosafety Cabinetry thì tủ an toàn sinh học được chia thành 3 cấp độ: Cấp I, Cấp II và cấp III với các kiểu tương ứng với từng loại cấp độ.

Phân loại tủ an toàn sinh học

Trong đó:

– Tủ an toàn sinh học cấp 1: có khả năng bảo vệ cho cá nhân và môi trường xung quanh nhưng không bảo vệ cho mẫu, dòng khí đi vào có thể làm mẫu bị nhiễm.

– Tủ an toàn sinh học cấp 2: có thể bảo vệ cả mẫu và môi trường xung quanh bởi vì tất cả không khí đều qua màng lọc HEPA. Có 4 loại: loại A1, A2, B1 và B2.

– Tủ an toàn sinh học cấp 3: Là tủ an toàn sinh học cấp cao nhất có thể bảo vệ cả mẫu và môi trường xung quanh. Bảo vệ người sử dụng trước các tác nhân lây nhiễm cấp BSL 1-2-3-4. Tủ an toàn sinh học cấp 3 sử dụng cho thao tác với các mẫu nguy cơ cao nhất, các nguy cơ sinh học, vi khuẩn, virus độc tính và lây truyền nguy hiểm.

 2.3. Thử nghiệm tủ an toàn sinh học cấp II

Hiện Techmaster chúng tôi có thể thực hiện các chỉ tiêu kiểm tra tủ an toàn sinh học cấp II như sau:

  • Đo tốc độ gió vào (Inflow velocity test)
  • Đo tốc độ gió xuống (Downflow velocity test)
  • Kiểm tra độ rò rỉ màng lọc HEPA/ULPA (HEPA/ULPA filter leak test)
  • Kiểm tra hướng dòng khí (Airflow smoke pattern test)
  • Đo cường độ ánh sáng (Lighting intensity test)
  • Đo độ ồn (Noise level test)
  • Đo độ rung (Vibration test)
  • Đo cường độ ánh sáng tím UV (UV Lighting intensity test)

Qua phạm vi bài viết chúng tôi vừa nêu ở trên, hy vọng đã cung cấp cho quý khách các thông tin bổ ích về việc thử nghiệm phòng sạch và các trang thiết bị trong phòng sạch. Nếu quý khách có nhu cầu thử nghiệm phòng sạch và các thiết bị trong phòng sạch hãy liên hệ chúng tôi. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết.

Xem video Phương pháp kiểm tra hiệu suất màng lọc tại đây.

hotline techmaster
Hotline: 0936 532 379
zalo techmaster Zalo: 0936 532 379 messenger techmaster Nhắn tin Facebook email techmaster Gửi Mail
support techmaster