Hiện nay, các loại đèn UV, thiết bị khử khuẩn tia UV ngày càng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, khi sử dụng tia UV cần phải cẩn trọng vì tia UV cũng gây ra những tác hại đến sức khỏe con người. Máy đo UV ( UV Meter ) được sử dụng để giám sát các chỉ số tia UV. Việc giám sát này rất quan trọng và đỏi hỏi độ chuẩn xác cao. Do đó, các loại máy đo UV cần phải đảm bảo hoạt động ổn định. Việc hiệu chuẩn UV Meter sẽ giúp đánh giá chính xác tình trạng hoạt động của thiêt bị. Phát hiện sớm các rủi ro hư hỏng để đưa ra các phương án xử lý kịp thời. Nên việc tìm kiếm một đơn vị hiệu chuẩn máy đo tia UV có năng lực và uy tín nhận được rất nhiều sự quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình hiệu chuẩn uv meter qua bài viết sau.
1. Định nghĩa về tia UV
Tia UV là viết tắt của từ tiếng Anh là Ultraviolet. Các tên gọi khác của tia UV như tia tử ngoại, tia cực tím. Bản chất của tia UV chính là sóng điện từ . Tia UV có bước sóng dài hơn tia X nhưng lại ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy. Tia UV có phổ quang được chia như sau:
– Vùng tia tử ngoại gần có bước sóng từ 380-200nm
– Vùng tia tử ngoại chân không ( tử ngoại xa ) có bước sóng từ 200 – 10nm.
Tia UV là một thành phần có trong ánh sáng mặt trời và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ba loại tia UV chính có trong ánh sáng mặt trời là:
Tia UVA: là loại tia có bước sóng từ 315-400nm. Còn được gọi là sóng dài hay ánh sáng đen. Chiếm khoảng 95% tia cực tím chiếu xuống mặt đất.
Tia UVB: bước sóng 280-315nm, còn được gọi là sóng trung.
Tia UVC: là loại tia có bước sóng ngắn hơn 100-280nm hay còn gọi là sóng có tính tiệt trùng.
2. Những tác hại của tia UV đến con người
Tia UV khi tiếp xúc với cường độ mạnh và liên tục kéo dài sẽ gây ra những tác hại đến sức khỏe con người. Do đó việc hiệu chuẩn máy đo tia UV là cần thiết. Các tác hại của tia tử ngoại có thể kể đến như sau:
Ung thư da: khi tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư da. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, khoảng 90% nguyên nhân gây ung thư da là do tia UV gây nên.
Gia tăng nguy cơ lão hóa da: tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày, cường độ mạnh cũng làm gia tăng nguy cơ lão hóa da. Da có thể bị nhăn nheo, hình thành các vết nám, tàn nhang và đốm nâu. Có đến 90% người bị lão hóa da sớm do tác động từ tia UV.
Tổn thương mắt: mắt cũng có thể gặp những tổn hại nếu tiếp xúc với tia UV trực tiếp và thời gian kéo dài. Trong đó, tia UV là nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể và lâu ngày có thể gây mù lòa. Ngoài ra, tia UV còn gây tổn thương khác cho mắt như: ung thư da quanh mí mắt, thoái hóa điểm vàng, …
Suy giảm hệ miễn dịch: Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Những hoạt động có lợi của hệ thống miễn dịch cơ thể có thể bị ngăn chặn. Điều này sẽ làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
3. Lợi ích của tia UV đối với đời sống và sản xuất
Tia UV, nếu được sử dụng với cường độ và thời gian tiếp xúc vừa phải thì đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Một vài ứng dụng của tia UV có thể kể đến như sau:
3.1 Tổng hợp vitamin D và làm chậm quá trình phát triển của tế bào da
Tia UV cường độ thấp trong ánh nắng mặt trời sẽ giúp tổng hợp Vitamin D cho cơ thể. Vitamin D là một loại vitamin rất quan trong. Nó hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi giúp xương và răng chắc khỏe. Do đó, việc phơi nắng vào buổi sớm, khi cường độ tia UV còn thấp rất có lợi. Vì thói quen này sẽ giúp cơ thể tổng hợp vitamin D có trong ánh nắng mặt trời.
Bên cạnh đó, tia UV còn kìm hãm sự phát triển của các tế bào da. Sử dụng tia UV là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh vảy nến – một căn bệnh do tế bào da phát triển quá mức.
3.2 Ứng dụng của tia UV trong diệt khuẩn, khử trùng
Đây là một ứng dụng phổ biến nhất của tia UV trong cả đời sống lẫn sản xuất. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng tia UV trong diệt khuẩn, khử trùng ngày càng rộng rãi. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh mẽ trên các Nucleo Protein của vi khuẩn. Nó có thể gây ra biến dạng hoặc giết chết vi khuẩn. Ngoài ra, tia tử ngoại cũng tác dụng lên kết quả DNA của vi khuẩn, vi sinh vật. Điều này làm cho vi khuẩn, vi sinh vật không thể thực hiện được những chức năng như bình thường.
Do đó, người ta sản xuất các loại đèn UV, thiết bị khử trùng tia UV. Các sản phẩm này ứng dụng khử khuẩn, tiệt trùng trong y tế; chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất nước đóng chai; nước hồ bơi, bể nuôi cá, v.v.
3.3 Ứng dụng tia UV trong ngành in ấn
Ngoài ra tia UV còn có ứng dụng trong ngành in ấn với mực in UV. Mực in UV có độ bám tốt, bền màu cao và tạo độ bóng. Các sản phẩm ứng dụng loại mực in UV có độ sắc nét và thẩm mỹ cao. Vì thế, mực in UV hiện nay được nhiều doanh nghiệp lựa chọn in ấn bao bì sản phẩm.
4. Tìm hiểu về máy đo UV (UV Meter)
Máy đo UV (UV Meter) hay còn gọi là máy đo tia tử ngoại là thiết bị đảm nhận vai trò đo lường bức xạ tia UV. Thiết bị này sẽ giúp xác định chính xác mức độ bức xạ của tia UV. Máy đo UV có thể sử dụng đo bức xạ UV trong phòng thí nghiệm, các khu vực có gắn đèn UV, thiết bị khử khuẩn UV, v.v. Các loại máy đo UV có tốc độ đo lường nhanh chóng, độ chính xác cao, hiển thị kết quả qua màn hình LCD.
Ảnh minh họa thiết bị đo bức xạ tia UV
5. Quy trình hiệu chuẩn máy đo UV – UV Meter Calibration
5.1 Vì sao nên hiệu chuẩn máy đo tia UV ?
Máy đo UV là thiết bị quan trọng trong kiểm tra bức xạ UV. Thiết bị này sẽ giúp người dùng đánh giá tình trạng của đèn UV, thiết bị khử khuẩn UV, … có còn hoạt động ổn định hay không. Do tia UV nếu quá cường độ cho phép sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Vì vậy việc hiệu chuẩn thiết bị này là một điều vô cùng cần thiết. Công việc này giúp đảm bảo sự ổn định, chính xác cho các hoạt động liên quan.
5.2 Phương tiện hiệu chuẩn
Các phương tiện tham gia hiệu chuẩn máy đo UV – hiệu chuẩn UV Meter gồm:
– Thiết bị chuẩn:
- Nguồn tạo tia UV
- Ống dẫn hướng
- Công cụ hỗ trợ gồm quả cầu tích phân và ống tạo chùm tia song song
- Bộ gá điều chỉnh vị trí cho cảm biến tham chiếu và cảm biến cần đo. Bộ gá đa năng phù hợp với nhiều kích cỡ cảm biến
- Cảm biến tham chiếu & phần mềm đo
– Thiết bị cần kiểm (UUT): Máy đo UV Extech
5.3 Điều kiện hiệu chuẩn
Trước khi tiến hành hiệu chuẩn, cần đảm bảo tuân thủ chính xác các điều kiện sau:
- Nhiệt độ, độ ẩm nơi hiệu chuẩn đảm bảo điều kiện sau:
– Nhiệt độ: 20~28ºC.
– Độ ẩm: 40~70%RH.
5.4 Chuẩn bị hiệu chuẩn uv meter
Quá trình chuẩn bị hiệu chuẩn sẽ diễn ra theo các bước sau:
– Vệ sinh các cảm biến đo bằng cọ mềm.
– Kiểm tra ngoại quan, bật nguồn làm nóng thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất
5.5 Tiến hành hiệu chuẩn máy đo UV
5.5.1 Lắp đặt và điều chỉnh vị trí đo
– Lắp cảm biến cần đo (UUT) lên bộ gá (chọn đo với cảm biến UV-A trước)
– Điều chỉnh vị trí cảm biến tham chiếu sao cho tia UV phát ra sẽ phủ hết cảm biến tham chiếu. Sử dụng thanh trượt để hoán đổi vị trí cho UUT, điều chỉnh tương tự.
– Canh chỉnh khoảng cách đều nhau giữa cảm biến tham chiếu, UUT đến ống phóng / quả cầu.
5.5.2 Tiến hành hiệu chuẩn UV meter
– Tra thông tin UUT để xác định dải bước sóng đo.
– Kiểm tra điểm 0: khi màn trập (shutter) của nguồn UV đóng, không có sự hiện diện của nguồn UV nào khác, UUT phải đọc kết quả ở 0. Nếu lệch thì tiến hành điều chỉnh, hoặc ghi nhận giá trị lệch để bù trừ vào các kết quả đo.
– Chia đều các điểm đo theo dải đo của UUT ( 5 điểm ) hoặc theo yêu cầu khách hàng.
– Điều chỉnh công suất của nguồn UV ở mức 1-2% hoặc ở điểm đo đầu tiên.
– Dịch chuyển ray trượt để đưa UUT vào vị trí đo
– Mở màn trập của nguồn UV, đọc kết quả trên UUT. Thực hiện thao tác đóng mở màn trập và đo lặp lại 5 lần để ghi nhận các kết quả đo, tính giá trị trung bình.
– Đổi vị trí cảm biến tham chiếu thay cho UUT. Trên phần mềm đo, cài đặt dải bước sóng đo tương đương với dải của UUT.
– Mở màn trập, bấm đo trên phần mềm, ghi nhận kết quả.
– Thực hiện đóng mở màn trập và đo lặp lại 5 lần cho cảm biến tham chiếu, so sánh kết quả đo với UUT.
– Tăng công suất của nguồn UV để đạt giá trị đo của điểm kế tiếp. Thực hiện tương tư như trên cho đến hết các điểm đo.
– Đổi cảm biến UUT qua loại UV-C, đổi dải bước sóng đo phù hợp trên phần mềm, thực hiện thao tác đo tương tự.
5.6 Kết thúc quá trình hiệu chuẩn
Sau khi quá trình hiệu chuẩn hoàn tất, tắt nguồn máy đo UV, tắt đèn và tắt nguồn phát UV, bảo quản tất cả các thiết bị. Hiệu chuẩn máy đo tia UV là một trong những hạng mục hiệu chuẩn Quang học được thực hiện tại Techmaster.