DỊCH VỤ ĐO KIỂM VÀ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG
Bên cạnh dịch vụ hiệu chuẩn, Techmaster còn cung cấp đến quý doanh nghiệp dịch vụ đo kiểm và phân tích chất lượng điện năng
- Ghi dữ liệu PowerWave- ghi lại các giá trị RMS nhanh để xem mọi dạng sóng giúp bạn xác minh sự tương tác giữa các giá trị điện áp, dòng điện và tần số.
- Hiệu suất của bộ đối điện ( Power inverter efficiency)- Hiệu suất của bộ đối điện
- Tính năng tổn hao năng lượng thành tiền- tính toán thành tiền chi phí của năng lượng bị lãng phí do chất lượng điện kém.
- Đánh giá năng lượng – đo thực tế mức tiêu thụ năng lượng trước và sau khi cải tiến để đánh giá việc sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng
Chất lượng điện năng là gì ?
- Theo định nghĩa của IEEE 1159, thuật ngữ chất lượng điện (Power Quality – PQ) dùng để chỉ nhiều hiện tượng điện từ đặc trưng cho điện áp và dòng điện tại một thời điểm nhất định và tại một vị trí nhất định trên hệ thống điện.
- Hiểu một cách đơn giản nhất, chất lượng điện năng chính là những vấn đề liên quan đến tình trạng chất lượng của điện áp, dòng điện, tần số và dạng sóng tại một thời điểm nhất định và tại một vị trí nhất định trên hệ thống điện.
Vì sao phải quan tâm đến chất lượng điện năng ?
- Chất lượng điện ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sản xuất hiện đại.
- Chất lượng điện năng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành và tuổi đời của thiết bị.
- Ý thức về chất lượng điện năng của người dùng điện ngày càng được nâng cao
- Chất lượng điện năng ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
- Chất lượng điện năng ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khỏe và năng suất lao động của nhân viên.
TƯ VẤN – BÁO GIÁ
III. Phân loại các về sự cố chất lượng điện
Tiêu chuẩn IEEE 1159:2019 phân loại và mô tả sự cố chất lượng điện dựa trên hai yếu tố: (1) sự thay đổi về dạng sóng, và (2) sự kiện diễn ra trong bao lâu.
- Biểu đồ dưới thể hiện mối tương quan giữa biên độ điện áp và độ dài của các sự cố chất lượng điện
- Có nhiều cách để phân loại các sự cố chất lượng điện, phụ thuộc vào mục đích ứng dụng. Dưới đây là 10 sự cố về chất lượng điện phổ biến:
- Trong các sự cố chất lượng điện kể trên, thì sụt áp ngắn hạn hay còn gọi là nháy điện là sự cố nổi bật vì nó xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng lớn đến hệ thống điện.
IV. Nguyên nhân làm giảm chất lượng điện năng
Có thể chia các nguyên nhân làm giảm chất lượng điện năng đến từ hai phía như sau:
1. Từ đơn vị cung cấp điện
Đơn vị cung ứng điện cung cấp điện không đủ tiêu chuẩn về chất lượng điện năng theo luật điện lực, nghị định 105/2005/NG-CP, thông tư 12/2010/TT-BCT, thông tư 32/2010/TT-BCT. Cụ thể như sau:
- Các tổ máy phát điện cung cấp nguồn điện không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng điện năng.
- Việc khắc phục các sự cố trên đường dây truyền tải không kịp thời, giảm độ tin cậy trong viêc cung cấp điện.
- Khách hàng sử dụng điện, gây ra sóng hài dòng & áp lớn, gây méo dạng cho nguồn điện lưới, giảm chất lượng nguồn điện cung cấp…
2. Từ khách hàng sử dụng điện
Trong quá trình các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp, … vận hành các phụ tải phi tuyến bao gồm:
- Phụ tải biến tần
- Hệ thống khuếch đại pha
- Bộ chỉnh lưu
- Bộ điều khiển góc pha điện tử như hệ thống thyristor
- Hệ thống đóng cắt nguồn bằng điện tử
- Hệ thống lò luyện kim loại như lò hồ quang, lò trung tần
- Các loại nhiệt điện trở.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khách quan khác như yêu tố thời tiết gây ra, sét đánh, gió mạnh làm chạm đường dây, cây cối gẫy đổ khi giông lốc chạm vào đường dây. Hoặc do các yếu tố khác như tiếp điểm bị kém, tai nạn xe cộ liên quan đến đường dây điện, chim hoặc động vật khác trên đường dây.
V. Các tiêu chí phân tích chất lượng điện năng
1. Tiêu chuẩn IEEE 519-1992 về sóng hài dòng & áp
2. Thông tư 32 của Bộ Công Thương
Bộ Công Thương đã ban hành thông tư 32 về việc quy định hệ thống điện truyền tải trong đó có yêu cầu chi tiết về các thông số điện năng như sau:
Điện áp
- Điện áp danh định trong hệ thống phân phối bao gồm: 110kV, 35kV, 22kV, 15kV, 10kV, 6kV và 0.4kV.
- Trong điều kiện bình thường, dao động điện áp cho phép so với điện áp danh định là:
– Khách hàng: không được vượt quá ±5%
– Nhà máy điện: không được vượt quá +10% và -5%.
- Trong điều kiện sự cố đơn lẻ, độ dao động cho phép là +5% và -10%.
- Trong điều kiện sự cố nghiêm trọng, độ dao động cho phép là ±10.
Tần số định mức là 50Hz, dao động tần số cho phép so với tần số định mức như sau:
- Trong điều kiện bình thường, dao động cho phép là ±2%.
- Trong điều kiện hệ thống chưa ổn định, dao động cho phép là ±5%
Sóng hài dòng & áp
Sóng hài điện áp
Sóng hài dòng điện.Đối với đầu nối vá cấp điện áp hạ áp công suất tới 10kW thì giá trị dòng điện sóng hài bậc cao không được vượt quá 5A cho 1 pha và 14A cho 3 pha.
- Đối với đầu nối vào cấp điện áp trung áp hoặc đầu nối có công suất từ 10kW đến 50kW thì giá trị dòng bậc cao không được vượt quá 20% dòng phụ tải.
- Đối với đầu nối vào cấp điện áp cao áp hoặc công suất lớn hơn 50kW thì giá trị dòng hài không được vượt quá 12% dòng phụ tải.
Cân bằng pha
Trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không được vượt quá 3% điện áp danh định đối với cấp điện áp 110kV và 5% đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
Nhấp nháy điện áp
Mức nhấp nháy điện áp theo tiêu chuẩn như sau
VI. Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện giám sát chất lượng điện năng
- Đánh giá được chất lượng nguồn điện lưới cung cấp cho vận hành hệ thống điện trong nhà máy, từ đó làm cơ sở để xác định những ảnh hưởng của nguồn điện lưới lên quá trình vận hành của các thiết bị trong nhà máy.
- Đánh giá được những ảnh hưởng của phụ tải tiêu thụ lên chất lượng hệ thống điện trong nhà máy cũng như tác động lên nguồn điện lưới quốc gia.
- Nhận dạng được nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, quá trình vận hành của thiết bị và các sự cố đã xảy ra trong quá khứ.
- Thực hiện các giải pháp phù hợp để khắc phục kịp thời, nâng cao chất lượng điện năng, không những làm tăng tuổi thọ, tăng độ tin cậy cho quá trình vận hành của thiết bị, dây chuyền sản xuất mà còn mang lại những lợi ích kinh tế rõ rệt sau khi thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng điện năng.