facebook

Hiệu chuẩn LCR Meter

Hiệu chuẩn LCR Meter

Hiệu chuẩn thiết bị đo cảm kháng, dung kháng, điện  trở – Hiệu chuẩn LCR Meter tại Techmaster.

LCR Meter ( thiết bị đo cảm kháng, dung kháng, điện trở) là một thiết bị đo lường phổ biến. LCR Meter được ứng dụng trong các lĩnh vực R & D, sản xuất, bảo trì, sửa chữa các linh kiện điện tử. Vì vậy, hiệu chuẩn máy LCR giúp người dùng đánh giá chính xác tình trạng thiết bị đang hoạt động. Phát hiện sớm các rủi ro gây ảnh hưởng đến độ chính xác của thiết bị. Nhờ đó mà kịp thời lên các phương án sửa chữa để kịp thời khắc phục.Đảm bảo cho thiết bị hoạt động được ổn định và bền bỉ. Nhờ đó mà công tác kiểm tra giám sát luôn đạt được độ tin cậy cao nhất.

1.Thiết bị đo LCR Meter là gì ?

LCR Meter là thiết bị chuyên dụng để kiểm tra độ tự cảm (L), điện dung (C) và điện trở (R) của linh kiện điện tử. Thiết bị này thường được ứng dụng tại các phòng thí nghiệm, nhà máy, trụ sở bảo hành để nghiên cứu, phát triển, kiểm tra, sửa chữa các linh kiện điện tử. Các dòng LCR Meter hiện nay sở hữu khả năng đo đa dạng nhiều thông số: hệ số phẩm chất của cuộn cảm (Q) và hệ số (D) tương tự Q nhưng dành cho điện trở. Với sự cải tiến về công nghệ thì LCR Meter hiện nay còn được tích hợp với các thiết bị đo khác như: máy hiện sóng, máy phát xung, … Cung cấp nhiều thông số để người dùng đánh giá chuẩn xác tình trạng thiết bị. Hiệu quả công việc đo kiểm, bảo trì, sửa chửa sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

LCR Meter

2. Công dụng của LCR Meter

Đây là thiết bị quen thuộc của các chuyên gia, kỹ thuật viên, kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực điện tử. Thiết bị này được ứng dụng đa dạng tùy vào mục đích sử dụng của người dùng. Các dòng máy đo LCR ( LCR Meter ) được ứng dụng để kiểm tra, sửa chữa các board mạch, linh kiện điện tử. Thiết bị này sẽ giúp người dùng nhanh chóng phát hiện các điểm hư hỏng của các linh kiện để kịp thời khắc phục .

  • Ứng dụng trong công việc kiểm tra, sửa chữa thông thường, cá nhân
  • Ứng dụng kiểm tra hàng loạt trong công nghiệp 
  • Ứng dụng trong công việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, kiểm tra hệ thống tự động

3. Phân loại các dòng thiết bị đo LCR Meter

Hiện nay, LCR Meter được phân loại thành các dòng sản phẩm chính như sau:

3.1 Đồng hồ đo LCR – LCR Meter

Đây là dòng sản phẩm được thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn, di động và hoạt động bằng pin. Thiết bị này cực kỳ thông dụng do dễ sử dụng và khả năng linh hoạt cao. Loại LCR này thường được sử dụng để kiểm tra, sửa chữa board mạch, linh kiện điện tử tại các tiệm bảo hành điện tử thông thường. Nhược điểm của sản phẩm này là không thể đo linh kiện điện tử loại dán.

LCR Meter dạng cầm tay

3.2 Nhíp đo LCR – LCR Meter

Dòng sản phẩm này còn có tên gọi khác là LCR Reader. Đây là thiết bị đo lường LCR chuyên dụng cho các nhà máy, xưởng sản xuất. Thiết bị này cho phép kiểm tra board mạch, linh kiện một cách hàng loạt và những loại linh kiện dán (SMD).

Việc kiểm tra những linh kiện loại dán bằng LCR cầm tay hoặc để bàn là không khả thi. Vì khi kiểm tra những loại linh kiện này bạn bắt buộc phải tháo ra gây tốn thời gian. Do đó, điều này sẽ làm cho hiệu suất công việc của bạn bị giảm sút. Vì vậy, nhíp đo LCR là sự lựa chọn tốt nhất để đo kiểm loại linh kiện dán SMD. Các dòng nhíp đo LCR hiện nay còn được tích hợp thêm các tính năng đặc biệt như máy hiện sóng, phát xung, sóng cho khả năng làm việc đa dạng linh hoạt.

LCR Meter dạng nhíp đo

3.3 Máy đo LCR dạng để bàn – LCR Meter

Đây là dòng sản phẩm máy đo LCR cao cấp và được tích hợp nhiều tính năng đo lường. Đây là sản phẩm chuyên dụng cho các phòng thí nghiệm, nghiên cứu, phát triển sản phẩm hoặc những công việc trong nhà máy đòi hỏi thiết bị phải có dải đo rộng. Sản phẩm này có ưu điểm sở hữu dải đo rộng và độ chuẩn xác cao. Ngoài ra, dòng máy đo LCR để bàn còn đảm nhận thực hiện nhiều phép đo khác. Khả năng lưu trữ và phân tích dữ liệu giúp bạn dễ dàng phân tích và đánh giá kết quả. Máy đo LCR để bàn còn cho phép bạn trích xuất dữ liệu hỗ trợ công tác lập báo cáo kết quả đo lường.

LCR Meter Benchtop

4. Quy trình hiệu chuẩn LCR Meter – LCR Meter Calibration

4. 1 Vì sao nên hiệu chuẩn LCR Meter ?

Máy LCR là thiết bị đo lường đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu, phát triển, kiểm tra, sửa chữa, giám sát chất lượng sản phẩm đầu ra. Do đó, việc hiệu chuẩn thiết bị này là một điều vô cùng cần thiết. Công việc này giúp đảm bảo sự ổn định, chính xác cho các hoạt động liên quan. Bên cạnh đó, việc hiệu chuẩn cũng giúp phát hiện sớm các hỏng hóc của thiết bị (nếu có) để kịp thời khắc phục, sửa chữa. Hiệu chuẩn sẽ giúp đảm bảo quá trình đo lường với LCR Meter sẽ đạt độ tin cậy cao.

4.2 Phương tiện hiệu chuẩn

Các phương tiện được sử dụng để hiệu chuẩn máy LCR gồm:

– Thiết bị cần kiểm: LCR Meter Keysight E4980AL (20Hz-300kHz)

– Thiết bị chuẩn: Agilent 34401A Digital Multimeter & Agilent 53131A Universal Counter, M550 Impedance Calibrator và phần mềm đo lường chuyên dụng.

 

Phương tiện hiệu chuẩn LCR Meter

Agilent 34401A Digital Multimeter & Agilent 53131A Universal Counter

LCR Meter phương tiện hiệu chuẩn

M550 Impedance Calibrator

4.3 Điều kiện hiệu chuẩn

Trước khi tiến hành hiệu chuẩn, cần đảm bảo tuân thủ chính xác các điều kiện sau:

  • Nhiệt độ, độ ẩm nơi hiệu chuẩn đảm bảo điều kiện sau:

+ Nhiệt độ: 18-28°C.

+ Độ ẩm: 20-65%RH.

4.4 Tiến hành hiệu chuẩn

Quá trình hiệu chuẩn LCR Meter sẽ được diễn ra theo các bước như sau:

  • Khởi động phần mềm và lần lượt thực hiện quy trình kiểm tra đo lường theo các mục trên phần mềm hiệu chuẩn

1. Đo Signal Freq

Thực hiện chạy chức năng đo Signal Freq trên phần mềm

2. Đo DC Bias Level

Thực hiện chạy chức năng đo DC Bias Level trên phần mềm

3. Đo AC Signal Level & Monitor

Thực hiện chạy chức năng đo AC Signal Level & Monitor trên phần mềm

4. Đo SHORT

Thực hiện chạy chức năng đo SHORT trên phần mềm

Hiệu chuẩn LCR Meter với thao tác Short

5. Đo OPEN

Thực hiện chạy chức năng đo OPEN trên phần mềm

Hiệu chuẩn LCR Meter với thao tác OPEN

6. Đo Capacitance Accuracy

Thực hiện chạy chức năng đo Capacitance Accuracy trên phần mềm

7. Đo AC Resistance

Thực hiện chạy chức năng đo AC Resistance trên phần mềm

8. Đo Inductance Accuracy

Thực hiện chạy chức năng đo Inductance Accuracy trên phần mềm

9. Kết thúc quá trình đo

Sau khi kết thúc quá trình đo tiến hành xuất báo cáo và tắt nguồn các thiết bị.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

hotline techmaster
Hotline: 0936 532 379
zalo techmaster Zalo: 0936 532 379 messenger techmaster Nhắn tin Facebook
support techmaster