Máy đo tốc độ vòng quay (Tachometer) là thiết bị điện tử thông mình thường được ứng dụng trong đo và hiển thị tốc độ xoay của một đối tượng cụ thể. Đây là thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng để đảm bảo được hiệu suất và an toàn của máy móc. Vì vậy, việc thực hiện hiệu chuẩn máy đo tốc độ vòng quay định kỳ là vô cùng quan trọng, nhằm hỗ trợ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trên thị trường hiện nay có rất đa dạng dòng sản phẩm của thiết bị này như: contact tachometer, non-contact tachometer,… Cùng khám phá quy trình hiệu chuẩn các loại tachometer được thực hiện tại Techmaster trong bài viết này.
Máy đo tốc độ vòng quay (Tachometer) là gì?
Tốc độ vòng quay là một trong các yếu tố quan trọng giúp đánh giá chất lượng cho sự chuyển động của động cơ trong các thiết bị máy móc. Vì vậy, việc kiểm tra tốc độ vòng quay là rất cần thiết, và hoạt động này thường được thực hiện bởi máy đo tốc độ vòng quay (hay còn gọi là Tachometer). Tachometer có thể đo được tốc độ vòng quay cho các động cơ và máy móc một cách chính xác.
Máy đo tốc độ vòng quay là loại máy được thiết kế dạng cầm tay, rất tiện trong việc đo được nhiều loại thiết bị động cơ khác nhau. Tachometer có thể đo vòng quay cho động cơ, hoặc trục động cơ, hoặc tốc độ vòng quay của vòng bi. Thiết bị này ứng dụng phổ biến trong kiểm tra và đánh giá chất lượng máy móc. Nhờ đó, người sử dụng có thể dễ dàng đưa ra các thay đổi phù hợp để hoàn thiện sản phẩm hoặc phương pháp sửa chữa cho các thiết bị điện tử.
Các loại máy đo tốc độ vòng quay thông dụng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại máy đo tốc độ vòng quay, được phân chia thành nhiều dòng sản phẩm đa dạng. Trong đó, máy đo tốc độ vòng quay được phân loại theo cách phổ biến nhất là phương pháp đo tốc độ vòng quay:
- Máy đo tốc độ vòng quay tiếp xúc (Contact Tachometer)
- Máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc (Non-contact Tachometer)
- Máy đo tần số chớp
Xem them: Top các sản phẩm máy đo tốc độ vòng quay chất lượng nhất hiện nay
Vì sao nên hiệu chuẩn máy đo tốc độ vòng quay (Tachometer)?
Máy đo tốc độ vòng quay thường xuyên được ứng dụng trong các hoạt động như sản xuất và công nghệ, đồng thời đây cũng là thiết bị yêu cầu tính chính xác cao. Sự thiếu chính xác từ thiết bị này có thể gây ra các chênh lệch cho những hoạt động tiếp theo trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Vậy nên, các doanh nghiệp cần thực hiện hiệu chuẩn máy đo tốc độ vòng quay định kỳ để đảm bảo hiệu suất và tính an toàn cho các thiết bị điện tử liên quan.
Khám phá quy trình hiệu chuẩn máy đo tốc độ vòng quay (Tachometer) tại Techmaster
Các thiết bị cần chuẩn bị cho quá trình hiệu chuẩn tachometer
Khi thực hiện hiệu chuẩn đồng hồ tốc độ đo vòng quay, cần chuẩn bị các thiết bị sau:
- Thiết bị đo tần số (Keysight 53220A)
- Thiết bị phát tín hiệu (Agilent 33250A)
- Chuẩn tần số Rubidium (Pendulum 6689)
- Bộ hiệu chuẩn tốc độ quay kiểu tiếp xúc (Tev RPMC-6000)
- Thiết bị phụ trợ: Đèn Led
- Thiết bị cần hiệu chuẩn (UUT): Đồng hồ đo tốc độ vòng quay kiểu tiếp xúc và không tiếp xúc
Điều kiện môi trường phù hợp
Điều kiện môi trường cần đảm bảo khi thực hiện hiệu chuẩn:
- Độ ẩm: (40 ~ 70) %RH
- Nhiệt độ: (20 ± 5) 0C
Các bước thực hiện hiệu chuẩn tachometer
Phương pháp hiệu chuẩn: So sánh chỉ thị của UUT với hệ thống chuẩn đo tần số. Xác định độ chính xác thời gian cài đặt của UUT.
Hiệu chuẩn máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc
– Kết nối hệ thiết bị chuẩn.
– Kết nối UUT vào trục quay của bộ tạo tốc độ.
– Lần lượt hiệu chuẩn tại các điểm theo quy trình
– Xuất kết quả.
Hiệu chuẩn máy đo tốc độ vòng quay không tiếp xúc (non-contact tachometer)
– Kết nối hệ thiết bị chuẩn.
– Đặt UUT vào vị trí phù hợp với bộ phát quang
– Lần lượt hiệu chuẩn tại các điểm theo quy trình
– Xuất kết quả hiệu chuẩn non-contact tachometer.
Vừa rồi là quy trình hiệu chuẩn máy đo tốc độ vòng quay (Tachometer) và các thông tin liên quan đến thiết bị này. Để biết thêm chi tiết về thiết bị cũng như dịch vụ hiệu chuẩn máy móc đạt chứng chỉ quốc tế tại Techmaster, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ Techmaster Việt Nam.