facebook

Hiệu chuẩn máy đo màu

Hiệu chuẩn máy đo màu
Hiệu chuẩn máy đo màu – hiệu chuẩn color meter Techmaster

Trong các ngành sản xuất thì màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như thu hút người tiêu dùng. Đặc biệt đối với các ngành như sản xuất sơn, đồ nhựa, in ấn, … thì màu sắc là yếu tố quyết định sản phẩm có đạt yêu cầu hay không. Vì vậy, máy đo màu đã được sử dụng phổ biến để kiểm tra chất lượng của các sản phẩm. Hiệu chuẩn máy đo màu – hiệu chuẩn colour meter là cực kỳ cần thiết để đảm bảo máy hoạt động ổn định.

1. Máy đo màu sắc là gì ?

Máy đo màu (Colour Meter) là thiết bị được thiết kế để kiểm tra chính xác màu sắc của vật thể. Thiết bị này thường được thiết kế với dạng cầm tay giúp người dùng dễ dàng thao tác. Các loại máy đo màu phản hồi kết quả đo chuẩn xác trong một thời gian ngắn.
 
Có hai cách đo màu là trực tiếp và đo gián tiếp.
 
– Đo trực tiếp là đo phổ phản xạ/ phổ truyền qua của ánh sáng sau khi phản xạ/ truyền qua từ mẫu của vật thể và hiển thị các giá trị trên màn hình của máy.
 
– Đo gián tiếp: Các thông số về màu sẽ được đưa ra sau khi trải qua quá trình xử lí với các phép thuật toán.

2. Nguyên lý hoạt động của máy đo màu

Máy đo màu (Color Meter) hoạt động dựa trên sự kết hợp giữa nguyên lý nhận thức về màu sắc và nguyên tắc quang phổ. Nhờ đó, thiết bị có thể đo và phân tích màu sắc một cách chính xác.

2.1. Nguyên lý về nhận thức màu sắc

Nguyên lý này là việc cảm nhận màu sắc thông qua hiện tượng phản xạ ánh sáng. Nguồn sáng tới được xác định là ánh sáng trắng với nhiều tia đơn sắc. Nguồn sáng này có bước sóng khác nhau từ đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, tím cùng chiếu lên một vật thể cần quan sát. Lúc này, tia sáng đơn sắc nào phản xạ đến mắt người thì người nhìn sẽ nhận định được vật thể có màu sắc đó một cách chủ quan.
 
Vì vậy, khi kiểm tra màu sắc người ta thưòng sử dụng dụng 3 thuộc tính là màu sắc, giá trị, sắc độ. Trong đó, Sắc màu là thuật ngữ dùng để phân biệt các màu (đỏ, vàng,…). Giá trị màu chính là độ sáng hoặc tối của màu đó. Còn sắc độ (độ bão hòa màu) đo sự khác biệt của một màu khi so sánh với màu xám.
 
Ba thuộc tính này sẽ được kết hợp lại với nhau. Các thuộc tính này được biểu thị bằng một đồ thị trong hệ thống không gian màu 3 chiều. Đồng thời, nó cũng được kết hợp với nguyên tắc về quang phổ màu ánh sáng để hình thành nguyên lý đo màu sắc chính xác.

2.2 Nguyên tắc quang phổ 

Nguyên tắc quang phổ kế giúp xác định sự khác biệt giữa màu của mẫu đo và màu chuẩn cho trước một cách chính xác nhất. Khi chiếu vào mẫu đo một ánh sáng dưới một nguồn sáng xác định, ánh sáng tỏa ra từ mẫu sẽ được đo quang phổ. Vì màu sắc bề mặt của mẫu thay đổi theo ánh sáng nguồn nên việc đo quang phổ phải dựa trên nguồn sáng đã được chuẩn hoá. Dãy quang phổ sau khi nhận được sẽ mang đi so với 3 dãy phổ màu sắc của hệ thống thị giác con người là đỏ, xanh lá và xanh dương tương ứng với 3 thông số màu sắc X (Red-Đỏ), Y (Green-Xanh lá), Z (Blue-Xanh dương).

Chức năng đo 3 phổ màu của máy đo màu được chuẩn hóa theo góc quan sát 2° (tiêu chuẩn quan sát 2° – CIE 1931) hay 10° (tiêu chuẩn quan sát bổ xung 10° – CIE 1964). Tùy vào góc quan sát mà cảm quang màu sắc cũng khác nhau.

3. Công dụng của máy đo màu – hiệu chuẩn color meter

Máy đo màu được thiết kế ứng dụng đa dạng trong nhiều ngành sản xuất:

– Đối với ngành sản xuất sơn, thiết bị này được dùng để giám sát màu sắc trong quy trình sản xuất sơn. Kiểm tra các thành phẩm đã đạt màu sắc đúng quy chuẩn hay chưa. Đồng thời hỗ trợ cho việc phối màu để tạo ra những màu sơn mới.

– Đối với ngành in ấn, thì dùng để giám sát màu sắc mẫu in. Đảm bảo sản phẩm in ấn đạt đúng yêu cầu chất lượng. Ngoài ra, phát hiện sớm các sản phẩm chưa đạt chất lượng để loại bỏ hoặc điều chỉnh.

– Đối với ngành sản xuất nhựa, thì giám sát chất lượng màu sắc của các sản phẩm. Đảm bảo màu sắc của các sản phẩm thành phẩm đạt đúng quy chuẩn. Vì màu sắc trong ngành nhựa là một yếu tố quyết định đến chất lượng lẫn thu hút người tiêu dùng.

– Trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu, các loại máy quang phổ đo màu thường được sử dụng để đo độ màu sắc và phân tích mẫu vật.

4. Quy trình hiệu chuẩn máy đo màu

4.1. Vì sao nên hiệu chuẩn máy đo màu ?

Máy đo màu có tầm quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đầu ra cho các sản phẩm ngành sản xuất sơn, nhựa, in ấn, v.v. Vì vậy, việc hiệu chuẩn thiết bị này là cực kỳ cần thiết. Vì nó sẽ giúp đảm bảo sự ổn định và chính xác cho các hoạt động liên quan. Bên cạnh đó, việc hiệu chuẩn cũng giúp phát hiện sớm các hỏng hóc của thiết bị (nếu có) để kịp thời khắc phục, sửa chữa.

4.2 Phương tiện hiệu chuẩn máy đo màu – hiệu chuẩn colour meter

Các phương tiện được sử dụng để hiệu chuẩn gồm:

  • Bộ tấm màu chuẩn
  • Máy đo màu 3nh NR60CP

Các phương tiện hiệu chuẩn máy đo màu

Bộ tấm màu chuẩn và máy đo màu 3nh NR60CP

4.3 Điều kiện hiệu chuẩn

Trước khi tiến hành hiệu chuẩn, cần đảm bảo tuân thủ chính xác các điều kiện sau:

  • Nhiệt độ, độ ẩm nơi hiệu chuẩn đảm bảo điều kiện sau:

+ Nhiệt độ: 20~28ºC.

+ Độ ẩm: 40~70%RH.

Điều kiện hiệu chuẩn máy đo màu

4.4 Chuẩn bị hiệu chuẩn

Quá trình chuẩn bị hiệu chuẩn sẽ diễn ra theo các bước sau:

  •  Vệ sinh máy và các tấm chuẩn bằng cọ mềm.

Vệ sinh máy đo màu

Vệ sinh máy bằng cọ mềm

 

Vệ sinh tấm màu chuẩn

Vệ sinh tấm chuẩn

 

  • Kiểm tra ngoại quan, bật nguồn làm nóng thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất

khởi động làm nóng thiết bị

4.5 Tiến hành

Quá trình hiểu chuẩn sẽ được diễn ra theo các bước như sau:

4.5.1 Cài đặt thông số thiết bị

Chúng ta sẽ cài đặt thông số thiết bị phù hợp với yêu cầu hiệu chuẩn gồm:

– Không gian màu: L*a*b*

Cài đặt không gian màu

– Nguồn sáng: D65

Cài đặt nguồn sáng chuẩn

– Góc quan sát: 10o ( tiêu chuẩn mở rộng theo CIE1964)

4.5.2 Tiến hành hiệu chuẩn

– Hiệu chuẩn hoặc Zero máy với tấm trắng & đen đi kèm máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Hiệu chuẩn với tấm trắng và đen

Tiến hành hiệu chuẩn với tấm trắng & đen

Tiến hành hiệu chuẩn với tấm trắng

Tiến hành hiệu chuẩn với tấm trắng

Tiến hành hiệu chuẩn với tấm đen

Tiến hành hiệu chuẩn với tấm đen

 

– Lần lượt đo các tấm màu chuẩn, sau đó ghi nhận lại giá trị đo và so sánh với giá trị tấm màu chuẩn khác. Thực hiện zero lại cho máy đo sau mỗi lần chuyển đổi tấm chuẩn.

Tiến hành đo với tấm chuẩn màu vàng

Tiến hành đo với các tấm màu chuẩn, ghi nhận lại giá trị đo và so sánh với giá trị tấm màu chuẩn khác.

Hiệu chuẩn với tấm trắng và đen

Sau mỗi lần chuyển đổi tấm chuẩn thực hiện zero máy

– Sau khi quá trình hiệu chuẩn hoàn tất, tắt nguồn máy đo  màu và bảo quản tất cả các thiết bị.

Sau khi hiệu chuẩn tiến hành bảo quản thiết bị

Bảo quản thiết bị sau khi kết thúc quy trình hiệu chuẩn

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.

hotline techmaster
Hotline: 0936 532 379
zalo techmaster Zalo: 0936 532 379 messenger techmaster Nhắn tin Facebook
support techmaster