Hiệu chuẩn dưỡng ren hay hiệu chuẩn dưỡng kiểm ren
Dưỡng kiểm ren là công cụ đo lường khá phổ biến. Mục đích là dùng để kiểm tra lại chi tiết đường kính của lỗ ren và đầu vặn ren khi gia công đã đạt tiêu chuẩn trong giới hạn cho phép hay chưa. Kỹ thuật viên sẽ dùng thiết bị dưỡng ren để kiểm tra. Rất đơn giản vì nguyên lý của thiết bị được tiện ren theo tiêu chuẩn gồm có 2 đầu Go – No Go dành cho dưỡng kiểm ren ngoài hoặc Go Ring – No Go Ring dành cho dưỡng kiểm ren trong.
Trước khi tìm hiểu về hiệu chuẩn dưỡng kiểm ren, chúng ta cần biết dưỡng kiểm ren ngoài và dưỡng kiểm ren trong là gì.
I. Phân loại
1. Dưỡng kiểm ren ngoài (thread plug gauge)
Để kiểm tra sản phẩm gia công lỗ ren có đạt tiêu chuẩn hay không? Kỹ thuật viên chỉ cần đưa đầu Go và No Go của thiết bị vào trong các chi tiết có lỗ ren. Đầu tiên, đầu Go của thiết bị đi vào được bên trong đến mép cuối cùng lỗ ren của chi tiết. Tiếp đến kỹ thuật sẽ lấy đầu No-Go của thiết bị vặn vào lại các chi tiết có lỗ ren. Nếu thiết bị No-Go chỉ vào được một ít thì chi tiết gia công lỗ ren đó đạt tiêu chuẩn. Còn những trường hợp còn lại đều bị loại bỏ vì không đạt tiêu chuẩn của ren.
Thiết bị dưỡng kiểm ren ngoài.
2. Dưỡng kiểm ren trong (thread ring gauge)
Để kiểm tra sản phẩm gia công đầu vặn ren có đạt tiêu chuẩn hay không? Kỹ thuật chỉ cần dùng thiết bị dưỡng ren trong để kiểm tra thông qua 2 lỗ Go và No Go Ring. Đầu tiên lỗ ren Go của thiết bị sẽ được vặn thông qua đầu vặn ren của các chi tiết. Tiếp đến kỹ thuật sẽ dùng No Go Ring vặn vào đầu vặn ren. Nếu thiết bị dưỡng kiểm ren No Go Ring chỉ vào được một ít thì chi tiết gia công đầu vặn đó đạt tiêu chuẩn. Còn những trường hợp còn lại đều bị loại bỏ vì không đạt tiêu chuẩn của ren.
Thiết bị dưỡng kiểm ren trong.
Đó là một số ứng dụng và cách dùng của thiết bị dưỡng kiểm ren. Về mặt thông số kỹ thuật của thiết bị thường được gia công theo một số tiêu chuẩn nhất định như: tiêu chuẩn ANSI/ASME (UNC, UNF, UNEF, UNS …); tiêu chuẩn JIS (GRIRI, GPWP và STUD GRIR,…); tiêu chuẩn ISO (GPNP, GRNR,…)
3. Vì sao cần hiệu chuẩn dưỡng kiểm ren?
Câu trả lời là Có. Nếu bạn không muốn các sản phẩm bạn làm ra các lỗ ren hoặc các đầu vặn ren đều bị sai lệch kích thước và không thể sử dụng được.
Hiệu chuẩn được sử dụng để kiểm tra quy chuẩn của đường ren trong (thread ring gauge) hoặc ngoài (thread plug gauge). Các thiết bị sử dụng lâu ngày sẽ bị mài mòn, dẫn đến kích thước bị sai lệch, không còn chính xác, khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Vì thế bạn cần phải đưa chúng đi hiệu chuẩn định kỳ để test độ chính xác, đảm bảo chất lượng sản xuất cho sản phẩm của bạn.
4. Quy trình hiệu chuẩn dưỡng kiểm ren ngoài
4.1. Phương tiện hiệu chuẩn
Các phương tiện được sử dụng để hiệu chuẩn dưỡng kiểm ren ngoài bao gồm:
– Bộ căn mẫu chuẩn.
– Máy đo kích thước đa năng (DMS)
– Bộ pin 3 Wire.
4.2. Điều kiện môi trường hiệu chuẩn
Điều kiện môi trường hiệu chuẩn cần đáp ứng:
– Nhiệt độ: (20 ± 1) ºC.
– Độ ẩm: (50 ± 20) %RH.
4.3. Chuẩn bị tiến hành hiệu chuẩn
Chuẩn bị tiến hành hiệu chuẩn dưỡng ren ngoài cần thực hiện các bước như sau:
– Vệ sinh dưỡng ren và các thiết bị chuẩn
– Dưỡng ren và các thiết bị chuẩn cần ổn định nhiệt độ ít nhất 2 giờ trước khi hiệu chuẩn.
4.4 Quy trình hiệu chuẩn dưỡng ren ngoài
4.4.1 Kiểm tra đường kính ngoài của dưỡng ren
Các bước kiểm tra đường kính ngoài của dưỡng ren ngoài được thực hiện như sau:
– Gá dưỡng ren lên bàn đo.
– Mở phần mềm đo kích thước bên ngoài
– Tham chiếu điểm 0 hoặc cài giá trị tham chiếu cho máy DMS theo căn mẫu chuẩn
– Đo đường kính ngoài của dưỡng ren
– Xoay dưỡng ren 900 và lặp lại thao tác đo.
– Ghi nhận kết quả đo tại từng mức kiểm
4.4.2 Kiểm tra đường kính pitch của dưỡng ren ngoài
Các bước kiểm tra đường kính pitch của dưỡng ren ngoài được thực hiện như sau:
– Mở phần mềm đo, khai báo thông số dưỡng ren.
– Cài giá trị tham chiếu cho DMS theo căn mẫu chuẩn.
– Chọn bộ pin 3 Wire theo hướng dẫn từ phần mềm đo, gắn lên bộ gá treo 2 bên.
– Tiến hành đo như mục đo đường kính ngoài, phần mềm sẽ tự động tính toán và cập nhật thông số đường kính pitch.
– Xoay dưỡng ren 900 và lặp lại thao tác đo.
– Ghi nhận kết quả đo tại từng mức kiểm
5. Quy trình hiệu chuẩn dưỡng kiểm ren trong
5.1. Phương tiện hiệu chuẩn
Các phương tiện hiệu chuẩn dưỡng kiểm ren trong bao gồm:
– Bộ vòng chuẩn (phụ đề: Setting Ring)
– Máy đo kích thước đa năng (DMS).
– Bộ đầu đo T-sphere (phụ đề: T-sphere set)
5.2. Điều kiện môi trường hiệu chuẩn
Điều kiện môi trường hiệu chuẩn cần đáp ứng:
– Nhiệt độ: (20 ± 1) ºC.
– Độ ẩm: (50 ± 20) %RH.
5.3 Chuẩn bị tiến hành hiệu chuẩn
Chuẩn bị tiến hành hiệu chuẩn dưỡng ren ngoài cần thực hiện các bước như sau:
– Vệ sinh dưỡng ren và các thiết bị chuẩn
– Dưỡng ren và các thiết bị chuẩn cần ổn định nhiệt độ ít nhất 2 giờ trước khi hiệu chuẩn.
5.4 Quy trình hiệu chuẩn dưỡng ren trong
5.4.1 Kiểm tra đường kính trong của dưỡng ren trong
– Đường kính trong của dưỡng ren có thể được đo bằng DMS , CMM hoặc panme đo trong.
5.4.2 Kiểm tra đường kính pitch của dưỡng ren trong
Các bước kiểm tra đường kính pitch của dưỡng ren trong được thực hiện như sau:
– Mở phần mềm đo ren trong, khai báo thông số và lắp đầu đo T-sphere phù hợp.
– Cài giá trị tham chiếu cho DMS theo kích thước vòng chuẩn phù hợp.
– Lấy vòng chuẩn ra và kẹp thiết bị cần kiểm vào bàn đo
– Sử dụng DMS đo tại 3 vị trí của ren trong với lực đo phù hợp:
+ Đo vị trí 1 ở bên phải.
+ Sau đó đo ở vị trí 2 ở bên phải với chiều cao hơn vị trí đầu 1 bước ren.
+ Cuối cùng là vị trí 3 ở bên trái với chiều cao thấp hơn vị trí 2 là 1/2 bước ren.
+ Phần mềm tự động tính toán kết quả.
– Xoay thiết bị cần kiểm 900 và lặp lại phép đo